Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

XIN ĐỪNG QUÊN NHAU

                     Thơ Trần Trọng Thắng


 (Kính tặng thầy và các bạn lớp bồi dưỡng viết văn 
Nguyễn Du, tại Pleiku)

Ai đi công tác Pờ Lây
Cu giờ chỉ có chừng đây thôi mà
Không còn nẻo vắng đường xa
Không còn dằng dặc biết ra ngày nào
Bây giờ đất rộng trời cao
Pờ Lây Cu đẹp biết bao nghĩa tình

LÊN LŨNG CÚ (Phần II)

Sáng nay, chúng tôi tạm biệt thị trấn Đồng Văn để tiếp tục hành trình lên Lũng Cú. 
                         (Trên đường lên Lũng Cú) 


(Uống rượu làm quen với mấy ông bạn người dân tộc H' mông".

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

LÊN LŨNG CÚ (Phần I)

                              (Trước Cổng trời Quản Bạ)

          Sau chuyến du nam dự lớp tập huấn, bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V tổ chức tại Pleiku về, hôm nay tôi lại cùng đoàn văn nghệ sỹ Phú Thọ (họa sỹ và nghệ sỹ nhiếp ảnh) có chuyến du hành lên Lũng Cú - cực Bắc của Tổ quốc. Đoàn có 19 người (cả lái xe), khởi hành từ Việt Trì lúc 6 giờ sáng mà mãi tới hơn 8 giờ tối chúng tôi mới đến được thị trấn Đồng Văn.           
                   Chỉ với một số thông tin về cao nguyên này tôi đã bị hấp dẫn rồi. Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong 77 công viên địa chất trên thế giới (của 24 quốc gia), và là công viên địa chất thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Nó bao gồm toàn bộ diện tích 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, có diện tích hơn 2.300 cây số vuông, với gần 250 ngàn người. 80% diện tích cao nguyên là đá vôi, mang nét đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nơi đây có cảnh quan địa chất và kiến tạo địa chất điển hình cho sự hình thành cua lớp vỏ trái đất ngày nay. Nơi đây đã tìm thấy hóa thạch cổ sinh của nhiều sinh vật có niên đại khoảng 500 triệu năm về trước. Có 40 điểm di sản có giá trị về mặt tài nguyên, ý nghĩa quốc gia như: 7 di sản về tiến hóa trái đất, 7 di sản về vườn đá. Cao nguyên này cách chỗ tôi ở gần 400 km, thế mà từ khi được UNESCO công nhận danh hiệu oách như thế mà tôi vẫn chưa lên thăm được. Vì vậy chuyến đi này tôi háo hức lắm.

          Từ thành phố Hà Giang, theo đường 4C, xe chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bò dốc, leo đèo, vượt núi. Chỉ có 144 cây số từ thành phố lên thị trấn Đồng Văn thôi mà số thời gian phải gần gấp đôi từ Việt Trì lên Hà Giang. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu, xe chỉ chạy được với vận tốc khoảng 20-25 km/h, đặc biệt từ lúc bước vào đất cao nguyên đá Đồng Văn, trung tâm của công viên địa chất toàn cầu thì xe chỉ nhích từng tí một vì đèo cao, vực sâu, cua tay áo liên tục, đường hẹp lại rất xấu. Đoạn này, xe chỉ chạy với vận tốc khoảng 10-15 cây số/h. Sóng điện thoại lúc có lúc mất. Nhắn tin cho em lúc được lúc không. Ngồi trong xe nhìn ra, đẹp thì đẹp thật nhưng mà run. Nhỡ có sao thì… 
                 (Phía sau, dưới thung lũng là thị trấn Quản Bạ)

THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ

L.T.S: Báo Văn nghệ vừa ra số tuần này có đăng một số bài thơ của 3 học viên lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V tổ chức tại thành phố Pleiku, trong đó: Trần Nhã My 2 bài, Nguyễn Đình Phúc 1 bài, Xuân Thu 1 bài. Hoa Nhã My trân trọng giới thiệu chùm thơ đó cùng quý vị.


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

ĐÊM QUỲNH TRẮNG TINH KHÔI


                                               Thơ Nguyễn Minh Tuấn

                                                                Tặng H.



HAI MƯƠI HAI THÁNG CHẠP

 

NGÔI NHÀ BLOG

CÓ NHỮNG NỖI BUỒN



Có những nỗi buồn ta nghĩ mãi không ra
Đêm thao thức,
ngày phạc phờ lơ lửng
Hết đứng lại ngồi,
rồi lại đi lửng thửng
Chẳng về đâu
cũng không biết đi đâu…
 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

PHÚT CHIA LY

           
          Trong cuộc đời mỗi con người thường diễn ra rất nhiều cuộc chia ly nhưng có lẽ cuộc chia ly giữa anh và em hôm ấy là đau buồn nhất. Thường người ta chia tay nhau kẻ ở người đi đằng này anh và em chia tay nhau để cùng đi mà lại là đi về hai phía. Hai phía đằng đẵng, xa tít tắp mù trời, chim cá biệt tăm. “Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi…”, câu hát của các cụ xưa đã vận vào ta thật rồi!

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

BÊN THÁC PHÚ CƯỜNG





Hai con kiến nhỏ
Bò xuống cái hang sâu hoắm
Nô đùa
Không sợ rơi vào thác nước đang ầm ầm đổ xuống
Bọt tung tóe bắn vào người
Kiến anh lau mặt cho kiến em
Chúng lang thang lang thang kiếm tìm

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG…


Sau những ngày nôn nao chờ đợi, tôi đáp chuyến bay SGN-PXU P8 340 xuống cảng hàng không Pleiku. Buổi sáng hôm ấy, mưa bay lất phất, gió thổi hất tung mái tóc, rối mù cảm xúc. Tôi ngơ ngác giữa đất trời Pleiku với thời tiết lạ, con người lạ và vùng đất xa lạ mà tôi chỉ mường tượng từ khi nhận giấy báo tham gia lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V tại thành phố cao nguyên này.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

BÁN



Cân lên, bán hết các quả đồi ở phố Pleiku
Tôi rao bán
Có ai mua không?
Quả này một lạng, hai chục ngàn
Có đêm trăng sáng
Quả kia bốn lạng bán ba chục ngàn đồng thôi

PLEIKU -THỰC HAY MƠ?


          Chiếc máy bay phản lực của hãnh hàng không Mê kông đáp xuống sân bay Nội Bài đúng 12 giờ 30 phút ngày 3 tháng 7 năm 2011 đưa tôi trở lại quê hương sau hơn 10 ngày dự lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V mở tại thành phố Pleiku xinh đẹp, thủ phủ của tỉnh Gia Lai. Đang từ cao nguyên lộng gió với khí hậu mát mẻ quanh năm không cần đến điều hòa nhiệt độ, bước ra cửa máy bay tôi bắt gặp ngay cái nóng như thiêu như đốt của quê nhà. Vẫn cái nóng nực oi nồng quen thuộc ấy sao hôm nay tôi lại lạ lẫm, ngỡ ngàng, xa lạ đến lạ thường. Trong tim tôi vẫn rạo rực lâng lâng cái khí hậu mát mẻ, chan chứa tình người của Pleiku, dư âm của lớp học. Ôi! Thế là xa thật rồi ư Pleiku, xa thật rồi ư các bạn, xa thật rôi ư hoa nhã my huyền thoại của Gia Lai trong tôi? Tôi bước lên xe về nhà mà cảm thấy chống chếnh không sao dứt ra được những kỷ niệm êm đềm đẹp đẽ trong những ngày học đầy ấn tượng này.