Sau những ngày nôn nao chờ đợi, tôi đáp chuyến bay SGN-PXU P8 340 xuống cảng hàng không Pleiku. Buổi sáng hôm ấy, mưa bay lất phất, gió thổi hất tung mái tóc, rối mù cảm xúc. Tôi ngơ ngác giữa đất trời Pleiku với thời tiết lạ, con người lạ và vùng đất xa lạ mà tôi chỉ mường tượng từ khi nhận giấy báo tham gia lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V tại thành phố cao nguyên này.
Suốt gần hai tuần làm việc với những bậc thầy về văn thơ mà tôi chưa được vinh dự gặp mặt lần nào, chỉ nghe danh qua những tác phẩm, như các nhà thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Văn Công Hùng và các nhà văn, nhà phê bình Cao Duy Sơn, Phong Lê, Nguyễn Khắc Trường và Nguyên An. Mỗi người một phong cách, mỗi người một chủ đề mà khi tiếp thu bài giảng của họ, tôi ngộ ra nhiều vấn đề bổ sung cho quá trình sáng tác của mình. Qua lớp tập huấn này, tôi được hiểu kỹ hơn về Văn học Việt Nam trên đường đổi mới vì sự nghiệp xây dựng XHCN, vì độc lập tự do của Tổ quốc, về Thơ ca cách mạng kháng chiến và Thơ trẻ trong nền thơ đương đại Việt Nam. Đối với văn xuôi, tôi được biết sâu hơn về Văn xuôi viết về xây dựng CNXH và hoạt động giao lưu quốc tế của các nhà văn, các dân tộc thiểu số Việt Nam, về Đặc điểm của quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam và về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn trong văn xuôi Việt Nam.
Không chỉ học hỏi từ những bài giảng của các nhà văn, nhà thơ tên tuổi kể trên về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong sáng tác thơ ca, nghệ thuật sử dụng chi tiết đắt giá trong truyện ngắn, nghệ thuật sử dụng tình huống chọn lọc trong tiểu thuyết, mà tôi còn được học tập và trao đổi kinh nghiệm sáng tác, các tác phẩm văn chương của các “bạn cùng lớp” là các nhà văn, nhà thơ, biên tập viên và có cả tổng biên tập các tạp chí văn nghệ của các tỉnh bạn thuộc khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và tỉnh Phú Thọ.
Với hai ngày đi thực tế tại công ty cao su ở Chư Prông và Chư Sê, tôi được biết thêm đôi chút về công việc của những công nhân trên nông trường. Sau khoảng thời gian giao lưu với họ, trong tôi đọng lại hình ảnh của các anh, chị em công nhân trên những cánh rừng cao su bạt ngàn trên vùng đất đỏ Tây Nguyên.
Được học trên lý thuyết, được lăn vào thực tế và được học hỏi chia sẻ từ những bạn bè, đó là hành trang quý giá cho quá trình sáng tác của mình. Quả thật, ông bà ta nói không sai “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Vậy mà tôi có hẳn một chuyến đi.
Pleiku, ngày 01.07.201
Trần Thanh Nhã
Trần Thanh Nhã
Bài này đã được báo Tây Ninh đăng rồi đấy, oách ghê. Xin chúc mừng tác giả.
Trả lờiXóaΗeya i'm for the first time here. I found this board and I find It really useful & it helped me out much. I hope to give something back and aid others like you aided me.
Trả lờiXóaLook at my web page - garden center services
Also see my site > garden center magazine