Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

GIẤU MỘT VẾT ĐAU

Mở trang word trắng tinh không có bất cứ chữ nào
Chẳng có gì ngoài con trỏ nháy nháy theo nhịp tim
Con tim đang đập đều đều trong lồng ngực
Trang giấy trắng tinh
Không một vết xước
Chỉ có trái tim
Là con trỏ
Đang đều đều
Đập vô hồn vô cảm
Cứ thình thịch thình thịch

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

3 NIỀM VUI MỚI TRONG NGÀY (Tin văn nghệ)

1. SÁCH MỚI

          Chiếc điếu cày gia bảo” là tập sách thứ 13 của tôi, sách do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành tháng 6-2011. Sách in xong đã lâu, Nxb đã điện cho tác giả về nhận nhuận bút và sách nhưng tôi bận đi “công tác Pờ lây” sau đó lại đi tiếp Lũng Cú, mãi hôm nay mới về nhà xuất bản làm các thủ tục cho đứa con tinh thần của mình ra đời. 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

ĐI VỀ PHÍA KHÔNG NHAU

Có ghế đá, con khỉ bị nhốt trong chuồng nhìn thấy
Một tối, hai tối, ba tối…
Trong ánh đèn sao trăng nhập nhoạng
Hai người không nhìn mắt nhau
Thủ thỉ điều gì rất ngọt
Họ lắng trong nhau
Làm sao mà nghe được

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

CÓ MỘT CUỘC CHIA LY


Chẳng ai ngờ có cuộc chia ly ấy đâu
Cuộc chia ly chỉ có hai người lặng lẽ
Không phải “kẻ ở, người đi” mà cùng bay về hai phía
Kẻ bắc, người nam biền biệt phương trời

Đã dặn rồi đừng khóc em ơi!
Sao trong mắt nhau cứ đỏ hoe ngấn lệ?
Sao mỗi bước đi, bước dừng đau đớn thế?
Xé toạc trời tiếng gầm rú máy bay

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

MÙA NẤM MỐI

Sáng nay ra chợ, nghe mọi người xôn xao, bắt đầu mùa nấm mối. Thấy lác đác ở các sạp bán rau nấm, xuất hiện vài rổ nấm mối mầm những nụ búp, thật tươi ngon. Tuy nhiên giá bán nấm đầu mùa rất đắt, khoảng 120.000 đến 180.000 đồng cho mỗi ký nấm.
          Chiều, anh Hai chuẩn bị đèn soi. Cũng như những mùa trước, bắt đầu mùa nấm mối thì anh Hai xách đèn đi soi. Nghe nói thôi cũng đã mê mà tôi chưa có dịp nào để đi soi nấm cùng anh. Hôm nay tôi quyết định xin theo. Nôn nao chờ trời tối. Anh Hai dắt xe máy ra. Tôi lấy làm lạ hỏi sao anh không lội bộ như mọi lần? Anh nói “Xưa rồi, nay người ta đi kiếm nấm bằng xe, chạy trong lô cao su vui như hội”. Tôi háo hức ngồi sau xe.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

NỢ NẦN

Thanh Nhã là một cây bút nữ tiêu biểu của tỉnh Tây Ninh. Chị làm thơ, viết văn và có nhiều tác phẩm đăng tải trên báo chí trung ương và địa phương. Thơ chị đằm thắm, đang có sự bứt phá đổi mới, cách tân, từng bước vượt qua ranh giới giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại. Mới đây, báo Tiền phong chủ nhật, báo Văn nghệ đã giới thiệu thơ chị (mỗi báo đăng một chùm 2 bài). 
         Không chỉ làm thơ hay, Thanh Nhã còn viết tản văn, tùy bút rất thành công. Nhiều tác phẩm của chị đã được báo Văn nghệ cùng nhiều báo khác ở trung ương sử dụng. Tùy bút, tản văn của chị đầy chất thơ, chị đã trải lòng mình qua từng con chữ. Đọc chị, độc giả cảm nhận được tình cảm mến yêu của chị gửi cho quê hương, người thân gia đình và bè bạn. Đặc biệt, phong tục, tập quán, cảnh quan nơi chị đang sống đã hiện lên ngồn ngộn trên từng trang viết với nguồn cảm xúc thật dào dạt. Đọc chị ta được thả hồn về một miền quê sông nước, về những cánh rừng cao su, về tình yêu tha thiết với cuộc sống và quê hương. 
          Hoa Nhã my xin trân trọng giới thiệu tản văn "Nợ nần" của chị.  Chắc chắn khi đọc xong tản văn này, quý vị có thể tự tìm cho mình một lời giải thích vì sao lại gọi là "nợ nần"?

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

TRƯỚC CỔNG TRỜI QUẢN BẠ


Trốn cái nắng nóng mùa hè
Trốn kẹt xe, đường tắc
Trốn ồn ào bụi bậm cùng những bon chen chợ đời
Trốn cơn bão đang hình thành ngoài khơi
Trốn cái lặp lại nhàm chán
Trốn chạy nỗi nhớ em quay quắt
Tôi lên biên cương

ĐÁM MA KỲ LẠ


                                        (Đường lên cột cờ Lũng Cú)

        Chiều qua, sau khi thăm và chụp ảnh lưu niệm tại chân cột cờ Lũng Cú, đoàn chúng tôi rút dần xuống Yên Minh. Lúc đó đã hơn 12 giờ trưa. Nắng, nóng, đói nhưng không có quán ăn. Cả chặng đường dài mấy chục cây số đường núi đá không lấy đâu một ngôi nhà chứ chưa nói gì đến quán ăn. Thế là phải nhằm thị trấn Yên Minh để tìm chỗ ăn trưa. Từ Lũng Cú đến Yên Minh chỉ mấy chục cây số thôi nhưng cứ tốc độ 10 km/h thế này thì chưa biết lúc nào mới được ăn? Tuy nhiên, cảm giác đặt chân đến địa đầu Tổ quốc khiến mọi người vẫn lâng lâng mà tạm quên cả cái đói.
          Xe đang đổ đèo thì bên đường có một đám rất đông người H’Mông. Nam quần áo đen, đầu đội mũ nồi đen. Nữ quần áo màu phong phú hơn. Trống, khèn nhảy tưng tưng. Thấy lạ, mọi người nghển cả cổ ra để xem, nhất là mấy tay “nhiếp ảnh”. Tôi liền bảo lái xe dừng lại. Có thể là một lễ hội rất phù hợp để các tay máy sáng tác và tôi cũng khám phá được điều gì chăng?
                          (Hỏi chuyện những người trong đám)