Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

DỖI



Trần Nhã My
DỖI

Tôi đến cầu xin phù thủy một quả táo
Bà bảo: “Dành cho Bạch Tuyết
Đúng là phù thủy,
ích kỷ!
Tôi biết
tất nhiên trong lúc này ăn táo độc sẽ chẳng có hoàng tử là anh đến cứu

Bụt cười: “Ta sẽ cho con một giấc mơ và một điều ước…
Một giấc mơ?!
Tôi sẽ mơ…
???
Một điều ước?!
Tôi sẽ ước…
                    ???

Không giống như bất cứ lúc nào
Không anh
Ta không tất cả
Bao niềm mơ, bao điều ước cũng bằng không
Con “o” to như táo độc!
                                                                                                                                                                                    T.N.M

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

ĐÁ MỒ CÔI



 

Mẹ cha giờ ở đâu rồi?
Mà sao đá lại mồ côi thế này?
Lẻ loi lăn lóc tháng ngày
Cứ “trơ như đá” dạn dày gió sương

Lời thề chém đá yêu thương
Đổ mồ hôi giữa đêm trường vẫn yêu
Anh ngồi hóa đá rong rêu
Gom kỷ niệm, dựng túp lều...mồ côi

                                          Đêm 20-3-2013

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

ÂM NHẠC ĐÁM MA - TRĂM HOA ĐUA NỞ



      
       Tang lễ là một nghi thức tín ngưỡng bản địa thể hiện quan hệ đạo đức và thuần phong mỹ tục trong văn hóa ứng xử giữa người sống và người chết. “Sống dầu đèn, chết kèn trống”. Đám ma mà không có phường bát âm, không kèn không trống thì thật là bất hạnh. Chết mà chết chui, chết lủi, chết đường, chết chợ. Âm nhạc tang lễ là phương tiện không thể thiếu được để thể hiện chữ hiếu đặc biệt tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Âm nhạc tham gia vào trong quá trình cử hành tang lễ, từ khi nhập quan cho tới khi hạ huyệt. Bắt đầu là trống báo ba hồi chín tiếng cho cả làng biết trong làng vừa có người chết. Sau đó là là kèn (khi phát tang). Cứ thế trống kèn đan xen nhau thì thùm, réo rắt ai oán tiếc thương.
Tổ chức dàn nhạc, bài bản và nguyên tắc sử dụng tùy theo địa phương mà quy ước khác nhau nhưng ngoài giai điệu của những bài khóc, có hai nhạc cụ chính là trống và kèn. Trống sử dụng trong đám tang gồm có hai chiếc: một trống cái và một trống con. Tiếng trống giữ nhịp cho cả phường nhạc, giữ nhịp cho lúc đưa quan trên đường. Kèn cũng chủ yếu có hai loại: kèn tiểu (âm khu cao) tiếng kêu the thé, xé ruột xé gan thường gọi thẳng là kèn đám ma và kèn đại (thường gọi là kèn pha, âm khu hơi trầm, nghe thê lương, thảm thiết). Hai kèn này như giọng nữ, giọng nam, giọng già, giọng trẻ hòa vào nhau than khóc. Tương đồng với nó là nhị (réo rắt, xót xa), hồ (trầm đục ảo não, bi ai). Đêm hôm khuya khoắt mà nghe tiếng kèn, tiếng nhị, tiếng hồ cất lên thì không ai cầm lòng thương tiếc được. Ngoài trống kèn, nhị, hồ ra còn có đàn bầu, đàn tam và sáo, có chiêng và phách chấp lệnh. Những nhạc cụ dân tộc này cộng hưởng, hòa âm với nhau theo những làn điệu nhà đám làm tăng thêm sự đau buồn, tiếc thương người đã mất.