4
Mới bảnh mắt trời đã oi bức, ngột ngạt đến khó chịu. Rôm sảy
thi nhau cắn đốt khắp người. Mồi hôi dấp dính, Dụ đưa tay gãi sồn sột. Chắc lại
cắp có bão. Vừa trên giường lăn xuống đất, Loan, vợ Dụ đã nhấm nhẳn: “Anh dậy
sớm nhớ tắm cho con lợn. Oi bức thế này người còn không chịu được nữa là
nó”. Dụ rọ roạy, hai tay bo đầu, trở
mình nằm quay mặt vào trong. Loan vừa vấn tóc vừa nói: “Cửa nhà cơ nghiệp trông
tất vào nó đấy. Nó mà ốm thì treo niêu”. “Biết rồi! Lải nhải mãi!”. Dụ bực dọc
cằn hằn. “Biết vưỡn phải nói - Vợ Dụ chặn họng - Em tranh thủ chạy chợ kiếm
thêm mấy đồng đóng học cho con. Nhớ tắm cho nó cẩn thận vào”. Nói xong Loan
quày quả đôi quang thúng ra ngõ. Dụ uể oải vươn vai, ngoác miệng ngáp một cái
rõ dài rồi mới bước khỏi giường.
Cắm máy bơm, bóp bẹp đầu ống dẫn, Dụ
chĩa vòi nước vào con lợn nòi to như con bê đang đứng choán hết cả gian chuồng.
Áp lực bơm khá mạnh nước phun ra re re. Lúc chuyển tay, tia nước bắn vào chân
rát ràn rạt. Mát thật! Tỉnh cả người! Có vẻ thích thú con lợn đứng yên để cho
Dụ phụt nước. Khoái quá, nó rên lên ụt ịt, lắc lắc cái đầu, vẫy đôi tai để
những giọt nước bắn ra tung toé. Bụi, phân trên người nó theo tia nước rơi lả
tả xuống nền xi măng. Dụ chĩa vòi nước dồn tất cả rác rưởi, bùn đất xuống hố
phân.
Xong công đoạn khai vỡ, Dụ tắt máy.
Anh bê chậu xà phòng ra xoa lên khắp mình con Nòi. Công đoạn này con Nòi sướng
nhất. Nó đứng yên cho Dụ kỳ cọ. “Của giống má nhà ông, cơm vàng cơm bạc nhà
ông. Cả nhà ông trông vào mỗi Nòi đấy. Đứng yên để ông tắm cho. Tắm mát ăn no
rồi lại đi “công tác” nhé. À, mà hôm nay đã có đám nào mời đâu. Không mời thì
mình ở nhà nghỉ cho khoẻ. Cần chó gì. Phải không Nòi? Gớm, hai cái hòn giống
mới vĩ đại chứ. Cả cái “dùi nung” này nữa. Cứng thế! Đáng mặt “đàn ông” chưa?
Thế này mà nghỉ thì phí quá”. Dụ vừa tỉ mẩn kỳ cọ cho con lợn vừa tỉ tê với nó.
Da con Nòi trắng hồng lên sau lần phụt nước thứ hai.
Dụ gầy và khí hơi thấp. Chẳng bù cho
con Nòi, tạ rưỡi thịt, gấp hơn ba lần trọng lượng cơ thể Dụ. Người Dụ xương xương.
Được cái, Dụ khoẻ, gân cốt săn chắc, chẳng bao giờ ốm đau. Tóc Dụ đen, xoăn tít
như tây. Dụ lại để tóc rậm nên trông anh tướng nghệ sỹ hơn là tướng nông dân.
Dáng nhanh nhẹn, Dụ hay nói, tán dóc thì vào loại thượng hạng. Chẳng thế mà chị
em hợp tác La Hương này cứ quấn lấy Dụ để nghe Dụ múa mép. Lắm hôm, Dụ tán tục
lắm, thế mà họ vẫn muốn nghe. Dụ lại thổi sáo, chơi đàn hay nữa. Đúng là trời
sinh ra thế. Người Dụ thấp bé nhẹ cân thì trời phú cho cái khoa nói, cái khiếu
âm nhạc đàn hát.
Việc nuôi con Nòi này vợ chồng Dụ cũng
tính chán cả đấy. Ruộng đất ít, vài sào khoán quản làm nhoắng mấy buổi là xong,
không kiếm thêm nghề khác có hoạ mà chơi dài, đói rã họng? Người ta có sức
khoẻ, có vốn họ “chuyển dịch cơ cấu” ngon như không. Đằng này, Dụ phận yếu, vốn
không có, chuyển đi đâu? Đành rằng Dụ có tham gia trong tổ thợ kèn đám ma cũng
có đồng ra đồng vào thật đấy nhưng có phải tháng nào cũng có đám đâu? Vả lại,
ai lại mong thế cơ chứ? Buôn bán rau mãi cũng vất. Dậy từ tơ mơ gà gáy phơi mặt
ngoài đường, ngoài chợ mãi cho tới chập tôi, có hôm tới nửa đêm mới về mà lãi
thì chẳng đáng là bao. Nhiều khi rau ế, không bán được còn nguyên cả hai sọt
mang về. Hôm nào trại chăn nuôi họ cân cho còn đỡ, nếu không chỉ có nước bỏ
thối ra, mất hết cả vốn. Cuối cùng, chính vợ Dụ nghĩ ra cái đoạn nuôi lợn nòi.
Quá đúng! Khi mà cả làng rộ lên phong trào nuôi lợn nái thì ý kiến của vợ Dụ là
rất chuẩn xác. “Anh cứ theo con lợn cho em, khắc có tiền. Mặc kệ thiên hạ họ
lên ông nọ bà kia, anh cứ làm chủ con lợn là được rồi. Sáng sáng anh dắt nó đi,
mỗi ngày chả kiếm được dăm ba chục ấy chứ. Tha hồ tiền cho anh uống rượu. Vừa
nhàn hạ lại vừa có tiền tiêu”.
Đấy, vợ Dụ nịnh Dụ như thế đấy. Lúc
đầu Dụ ngượng lắm. Mình thế này mà lại dắt lợn đi phối giống ư? Ba chục tuổi
đầu đi dắt lợn giống nó cứ thế nào ấy. Sau rồi, tính chán cũng chẳng còn cách
nào hơn. Vài sào ruộng làm sao đủ ăn cho bốn cái tàu há mồm? Rồi tiền học của
lũ trẻ nữa chứ? Với lại, đường đường chính chính mình là cái anh học trung cấp
chăn nuôi thì việc nuôi lợn nòi có sao, đúng chuyên môn, nghề nghiệp nữa là
đằng khác. Ừ thì nuôi! Cứ thử xem. Biết đâu lại hay ấy chứ. Giời sinh ra thế
cũng nên!
Thế là thôn La Hương xuất hiện một anh
dắt giống lợn. Đúng ra là con Nòi nó dắt Dụ đi. Nó đi trước, Dụ theo sau. Cái
chạc buộc qua cổ nó đáng ra là chỗ để cho Dụ dắt nó thì nhiều khi trở thành đầu
mối để cho nó lôi Dụ đi. Người ta có tiền sắm xe máy, đóng cũi sắt chở lợn đi
rõ oai vệ, đằng này Dụ chẳng có đành dắt bộ lẵng nhẵng thế vậy. Lũ trẻ con thấy
thế kéo nhau ra xem. Chúng reo hò ầm ĩ coi đó là một sự lạ. “Sao không cưỡi nó
đi cho oai, chú Dụ?”. “Cái răng nanh kìa, trông ghê chết”. Mấy bà, mấy chị thì
bấm véo nhau: “Phen này nhà Dụ cho giống cả làng”. “Ngữ ấy chẳng biết có ăn
thua gì không?”. “Nhất hắn đấy. Cơm no bò cưỡi”. Dụ trơ trơ đáp lại: “Liệu các
bà hôm nào cho nhà em phối giống đấy?”. “Phải gió cái nhà anh này. Người ta
thèm vào”. Và họ cười ré lên. Dụ cảm thấy vui lắm, nhất là khi tiền cứ về đều
đều. Lúc đó, Dụ mới phục vợ mình. Trông cô ấy củ mỉ củ mì thế mà thông minh
thật.
Tắm xong cho con Nòi, Dụ dắt nó buộc
vào gốc cau. “Đợi đấy, tí nữa ông cho ăn”. Nói xong, Dụ ngồi bệt xuống hiên nhà
bắn thuốc lào. Sớm mai chưa được tí gì vào bụng, điếu thuốc làm Dụ say lơ mơ.
- Anh Dụ ơi! Có nhà không đấy?
Dụ đang mơ màng theo khói thuốc thì có
tiếng gọi ở cổng.
- Có. Ai đấy? Dụ vội vàng đáp lại.
- Em đây. Huê đây!
- Cô Huê à? Có việc gì thế? Mời cô vào
nhà xơi nước.
- Nước nôi gì. Em đang vội. Em đến nhờ
anh giúp cho một việc.
- Việc gì?
- Con lợn nái ngoài trại em nó động cộ.
Anh đến giúp em với.
- Tưởng gì. Người mới sợ chứ lợn thì...
Ơ, nhưng mà con đực giống YOOCSAI của trại cô đâu? Sao phải gọi đến lợn nhà
tôi?
Dụ liến thoắng.
- Nó bị ốm anh ạ.
- Tưởng trại có mấy con nòi cơ mà?
- Đâu có. Mỗi một con thôi. Nó bị ốm hơn
tuần rồi. Bí quá, em phải nhờ đến anh đấy. Anh giúp em, em sẽ chi công thích
đáng.
Huê là trại trưởng trại chăn nuôi của hợp
tác. Năm nay cô đã hai lăm, hai sáu tuổi. Chưa chồng con. Xinh gái, giỏi giang,
đặc biệt cái khoản diễn thuyết trước quần chúng thì miễn chê. Thực ra thì cũng
có dăm ba đám dòm ngó song thấy tính khí đành hanh, chanh chòi, không chịu ai
của cô nên họ đều lảng cả.
- Thế nào? Anh giúp em chứ? Huê sốt ruột
hỏi Dụ.
- Được thôi. Nhưng công hơi cao đấy?
- Cao thì cao, miễn là khỏi lỡ lứa lợn
của trại là được.
Huê dứt khoát. Dụ nghĩ những lần ế rau cô
ấy thường nhập vào trại cho mình, bây giờ cô ấy nhờ mình chả lẽ lại chối. Với
lại, làm thì có công chứ phải giúp không đâu. Hơn nữa, lợn nòi cá thể nhảy lợn
nái tập thể cũng hay đấy chứ. Biết đâu nó lại cải tạo được đàn lợn tập thể cũng
nên. Nghĩ thễ, Dụ cẩn thận hỏi lại:
- Nhưng mà lợn nhà cô đã đã đến độ chưa
đấy?
- Đến độ gì?
- Đến độ lấy nước chứ còn đến độ gì nữa?
- Em đâu biết.
- Cái cô này, học sơ cấp chăn nuôi, trại
trưởng bao nhiêu năm rồi mà lợn động cộ đòi lấy nước vào lúc nào lại không
biết.
Dụ nhấm nhẳn. Thực ra thì Huê quá biết
điều đó, có điều cô đang cố tình trêu chọc cái anh trung cấp chăn nuôi ế này
xem trình độ của anh ta ra sao. Đôi mắt Huê đong đưa. Dụ thật thà giảng giải:
- Lợn đến độ lấy nước sẽ bỏ ăn, phá
chuồng, kêu nhiều, cái “dậu” của nó phải đỏ, sưng to lên. Hễ động đến thì nó
nằm ịch ra. Giời sinh ra thế. Cô hiểu chửa?
- Thế thì đúng rồi anh ạ. Anh đến nhảy
giúp em với.
- Có nhảy cô thì có - Biết Huê trêu
mình, Dụ cũng chọc lại.
- Chết, em quen mồm. Cho em xin lỗi.
- Thôi được. Cô về trước nấu cho nó
nồi cháo. Nhớ chuẩn bị thêm hai quả trứng sống nữa nhé.
- Lại thế cơ nữa!
- Chứ lại không. Người làm việc ấy thì
phải mất thêm tiền còn lợn thì ngược lại, phải trả tiền nó, bồi dưỡng ăn uống
cho nó. Giời sinh ra thế, cô ạ.
Dụ vừa nói vừa đứng dậy cho con Nòi
ăn. Huê quay đầu chiếc xe đạp. Chợt Dụ gọi giật giọng:
- À mà này, cô về cởi chuồng sẵn đi,
tôi sang ngay.
- Vâng. Anh sang nhảy ngay nhé. Đừng
để em chờ.
Nói xong, Dụ phóng xe ra khỏi ngõ.
Đi hết đường làng, qua cánh đồng khá
rộng mới đến trại chăn nuôi của Huê. Con Nòi đi như chạy. Nó hăm hở sùng sục
hít ngửi dọc đường. Dụ lếch thếch chạy theo.
Đến nơi, buộc tạm con Nòi vào gốc cây,
ngó khắp lượt trang trại, Dụ hỏi:
- Chị em đâu hết cả rồi Huê?
- À, mấy đứa nó đang chăm bèo, cho cá
ăn ngoài ao cả anh ạ. Ông Tu cũng đang ở dưới đó.
- Thế có mỗi mình cô trực trại thôi à?
- Vâng. Em là chính mà lị - Huê hồn
nhiên trả lời.
- Chuồng con lợn ấy ở đâu? Dụ sốt
sắng.
- Dãy đằng sau kia anh ạ.
Huê dẫn Dụ dắt con Nòi ra phía sau.
Con Nòi đánh hơi kéo căng sợi chạc trên tay Dụ. “Cha bố anh. Cứ như chết khát
chết thèm không bằng”. Dụ làu bàu mắng yêu nó.
Đến chuồng lợn, con Nòi lao tới gác
hai chân lên bức tường xây. Bên trong con Móng Cái cũng ụt ịt phát tín hiệu. Dụ
ngó vào chuồng nói với Huê:
- Đúng là lợn hợp tác có khác. Tai là
mít, đít lồng bàn. Ngữ này là sai con lắm. Chỉ tội hơi bé. Khéo chỉ bốn chục
cân là cùng.
- Lứa đầu mà lị. Anh xem nó đã... được
chưa?
Dụ nhìn khắp người con lợn rồi đưa tay
xoa xoa lên lưng nó. Nó đứng im chờ đợi. Anh nói với Huê:
- Được rồi đấy.
- Bé thế này liệu có chịu được không anh?
- Được chứ! Giời sinh ra thế mà lị.
Dụ tháo văng chuồng, con Nòi lập tức xô
vào nhảy lên lưng con Móng Cái. Con Móng Cái bị sức nặng của con Nòi đè xuống
bẹp rúm. Mất đà cộng với nền chuồng xi măng trơn nhẫy con Nòi ngã theo. Mãi sau
chúng mới ậm oạch đứng dậy. Con Nòi hít hít ngửi ngửi rồi lại làm động tác như
trước. Lại ngã. Dụ nói với Huê:
- Con này bé quá, không chịu được sức
nặng của con Nòi.
- Sao anh bảo “giời sinh ra thế” cơ mà?
Bây giờ làm thế nào?
- Cô kiếm cho tôi hai viên gạch vồ.
Huê chạy đi khuân hai viên gạch vồ về. Dụ
xua con Nòi vào một góc chuồng rồi đến bên con Móng Cái xoa tay lên người nó.
Con Móng Cái đứng im. Dụ đặt hai viên gạch vồ vào hai bên người nó. Đoạn, anh
vỗ vỗ mông con Nòi. “Được rồi. Để hai chân trước lên hai viên gạch đó. Nhẹ
nhàng thôi!”.
Con Nòi lao tới trèo lên lưng con Móng
Cái. Đúng như lời Dụ, nó đặt hai chân trước lên hai viên gạch, áp chặt bụng vào
mông con Móng Cái rồi bắt đầu nhún mông, thúc dập. Vừa dập thúc được vài cái,
viên gạch đã trượt đi. Cả hai con lại ngã.
- Nền xi măng trơn quá - Dụ càu nhàu -
Bây giờ cô một bên, tôi một bên giữ cho hòn gạch khỏi xô đi là được.
Nghe lời Dụ, Huê xắn quần bước vào chuồng
lợn. Cô cúi người, hai tay giữ chặt viên gạch. Bên kia, Dụ cũng vậy. “Thế. Thế!
Được rồi!”. Dụ nói với Huê. Anh nhìn sang cô bất chợt bắt gặp đôi bầu vú trắng
nõn nà qua cái cổ áo hở của Huê.
Con Nòi lại hăm hở tiếp tục. Nó chồm lên.
Tuy nhiên, cái “dùi nung” của nó thò ra trật trà trật trẹo mãi vẫn chẳng tiếp
cận được mục tiêu. Huê lóng nga lóng ngóng tay run run giữ hòn gạch. Viên gạch
dưới tay Huê xê dịch không chịu được sức công phá của con Nòi. Dụ bực mình:
- Cô phải giữ chặt cả hai tay vào. “Dao
sắc không bằng chắc kê”. Để tôi giúp thêm cho nó.
Huê ghì hai tay giữ hòn gạch. Bên này, Dụ
một tay giữ gạch, một tay anh luồn dưới bụng con Nòi cầm cái “dùi nung” đỏ hỏn
của nó đưa vào cửa mình con Móng Cái. Con Nòi hộc lên hấp tấp. Nó quào quào hai
chân trước với với. Loắng ngoắng thế nào chân nó mắc vào cái phéc mơ tuya trên
áo Huê kéo áo cô xoạc ra hở toàn bộ khuôn ngực trắng ngần. Mặt Huê đỏ bừng. Cô
định lấy tay che ngực thì Dụ quát:
- Cố tí nữa. Đừng thả tay ra. Sắp được
rồi!
Sau khi đưa được cái “dùi nung” vào cửa
mình con nái, con Nòi dồn hết sức thúc dập. Người nó nhấp nhô cuộn sóng tưởng
như không có gì chặn lại được. Lúc con nái rướn lên, khi con Nòi dập xuống. Tốc
độ càng lúc càng nhanh. Hai tay Huê mỏi nhừ. Trong lúc con Nòi hành sự, Dụ liếc
nhìn Huê. Hai người bắt gặp ánh mắt của nhau ngượng ngùng. Cặp vú thây lẩy của
Huê phơi ra ngồn ngộn trước mắt anh. Rồi chiếc quần ngố của anh cũng từ từ căng
lên. Tim anh đập thình thịch. Máu trong cơ thể anh chảy rần rật. Dụ vội khép
chặt hai chân.
Huê hết nhìn hai con lợn làm tình rồi lại
nhìn Dụ. Người cô nóng ran. Mặt Huê đỏ bừng bừng. Cô chưa bao giờ được chứng
kiến trực tiếp cảnh này nên có cảm giác rất lạ. Huê thở gấp. Hai con lợn hùng
hục rên rỉ. Sao lâu thế? Cả Huê và Dụ không nói với nhau một câu nào.
Chừng hai chục phút sau, con nái rướn cao
cặp mông lên, con Nòi rùng mình một cái rồi tụt khỏi lưng con Móng Cái. Cái
“dùi nung” tụt ra bắn vài giọt nước nhầy nhầy lên ngực Huê. Mùi hoi hoi gây gây
làm Huê suýt nữa nôn oẹ. Nó ịt ịt một cách thoả mãn. Dụ nói:
- Xong rồi đấy. Cô đi chuẩn bị cháo trứng
cho nó đi.
Huê buông vội hòn gạch, lấy tay quệt bãi
nước nhầy trên ngực rồi chạy ra khỏi chuồng lợn. Dụ xua con Nòi ra theo và buộc
nó vào gốc cây. Anh đưa mắt nhìn quanh tìm Huê. Không thấy Huê đâu, Dụ mới khom
người lấy tay che bộ hạ đi ra giếng.
- Anh Dụ! Lại em nhờ tí!
Vừa rửa xong đôi tay thì Huê gọi. Dụ ngơ
ngác:
- Cô ở đâu?
- Em ở đây. Mau lên giúp em với!
Tiếng Huê vọng ra từ gốc cây rơm. Dụ nửa muốn
đến đó nửa lại e ngại khi chiếc quần ngố của mình vẫn căng cứng. Tiếng Huê gọi
gấp gáp hơn. Chắc có điều gì hệ trọng, anh chạy về phía tiếng Huê. Dụ đến, Huê
nhìn xoáy vào đôi mắt và bộ phận nhạy cảm của anh. Ánh mắt cô rực lửa dài dại.
Ngực áo Huê trễ nải. Cô thì thầm mời gọi:
- Anh sửa giúp em cái phéc mơ tuya. Em
không tài nào kéo nó lên được.
Dụ thộn ra nhìn Huê. Huê nài nỉ:
- Nhanh lên anh! Ra không ra, vào cũng
không vào được đây này.
Dụ ngó quanh rồi rón rén bước tới. Anh
đưa tay cầm cái khoá phéc mơ tuya. Huê nắm lấy tay Dụ kéo vào. Một chút giằng
co khiến cho cái khoá trôi tuột xuống phía dưới phanh hẳn hai tà áo ra hai
phía. “Hỏng đâu mà hỏng”, Dụ chỉ kịp nghĩ vậy thì Huê đã ôm chầm lấy anh. Cô
khuỵu xuống kéo theo cả người Dụ đổ ập lên người mình. Mọi lý thuyết đối với
Huê bây giờ đều là mây khói. “Anh Dụ... Em yêu anh, Dụ ơi!”. Tiếng Huê thì thầm
hụt hơi, đứt quãng. Sau phút do dự, Dụ chồm lên, lao tới ngấu nghiến. Hai người
quấn quít lăn lộn với nhau mặc cho rơm rạ vương khắp trên người. Con Nòi từ xa
trông thấy thế rống lên “ịt ịt”. Đàn gà con theo mẹ đang bới ăn quanh gốc cây
rơm bị hai người chiếm mất chỗ cũng táo tác kêu toáng lên “Khiếp! Khiếp!”.
Mới đó mà đã dăm năm. Cái ngày định mệnh
ấy đã đẩy Dụ đến với Huê. Đặc biệt, kể từ khi Dụ vào ban quản trị, giữ chức phó
chủ nhiệm chăn nuôi, trực tiếp quản lý trại, quản lý Huê thì họ không làm sao
mà dứt nhau ra được. Nấp dưới quan hệ công tác, họ có điều kiện đi lại với nhau
hơn. Nhà Dụ không còn nuôi con Nòi nữa, nó đã được chuyển nhượng cho một người
ở mãi tận bên sông. Bây giờ nhớ lại cái giây phút cùng Huê ở gốc cây rơm nhiều
khi Dụ vẫn tủm tỉm cười một mình. Đúng là giời sinh ra thế thật. May mắn vẫn
đang mỉm cười với anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét