Đã từng leo lên cột cờ Lũng Cú,
chóp nón của Tổ quốc (Hà Giang) nhưng tôi vẫn không khỏi hồi hộp xúc động khi
cưỡi ca nô cao tốc ra điểm cuối cùng, ngón chân cái của đất nước - đất mũi Cà
Mau. Hồi hộp lắm, náo nức lắm khi vượt hơn 2000 cây số từ đất Tổ Vua Hùng
trong những ngày đầu năm mới 2013 này để về với Đất Mũi? Hôm qua, khi đến thành phố Cà Mau lúc hơn 6
giờ, cả đêm tôi không tài nào chợp mắt được, chỉ mong trời chóng sáng để ra Đất
Mũi.
Ban mai Cà Mau
thật đẹp. Không khí trong lành ấm áp quá. Chẳng bù cho ngoài Bắc giờ này vẫn
rét 9-10 độ C, trẻ con phải nghỉ học. Tôi dậy chạy ào ra ban công nhà nghỉ và
ngắm toàn cảnh thành phố. Bình yên quá. Đẹp quá. Vừa lúc anh Trương Văn Thêm -
chủ tịch hội VHNT Cà Mau đến mời đoàn chúng tôi đi ăn sáng. Ăn xong, anh lại
tiếp tục điều chiếc xe 12 chỗ ngồi do chú lái xe của Hội Quang Dương đưa 4
chúng tôi về Năm Căn. Anh bảo: “Chẳng mấy khi các bạn Đất Tổ vào đây nên để bọn
mình lo cho chu đáo, khỏi phải loay hoay “lạ nước lạ cái” mà mất thời gian. Đến
Năm Căn, Dương sẽ thuê ca nô đi cho các bạn đi Đất Mũi”.
Thế thì còn gì
bằng. Tôi đang lo không biết xoay sở ra sao nơi “đất khách” này. Đây là một sự
ưu tiên của anh đối với chúng tôi. Nếu không, chúng tôi phải thuê ca nô từ
thành phố Cà Mau đi thì vừa tốn kém lại vừa không chủ động được thời gian. Anh
bảo đi như thế còn dư thời gian để mà kịp thăm thêm lấy một tỉnh nữa là Bạc
Liêu. Chả mấy khi rong ruổi vào đây, tranh thủ đi thăm mỗi tỉnh một tí để biết,
cứ coi chuyến đi này là “nháp” để chuyến sau đi lâu hơn, chi tiết hơn. Đúng ý
của tôi. Được tham quan nhiều nơi như thế, toàn những nơi tôi chưa từng đặt
chân tới thì còn gì bằng. Tha hồ trải nghiệm, tha hồ ngắm cảnh tham quan, tha
hồ cái để viết.
Từ
thành phố Cà Mau xuống Năm Căn hơn 50 cây số. Đây là đoạn cuối cùng của quốc lộ
1. Xuất phát từ cửa khẩu Hữu Nghị quan (Lạng Sơn), quốc lộ 1 sẽ kết thúc ở Năm
Căn. Như vậy là chúng tôi sẽ đi hết đường bộ, về nơi cuối cùng của đất nước. Hơn
hai ngàn cây số mà quá nửa đường đời bây giờ tôi mới đi được hết. Đất nước mình
cũng dài rộng lắm chứ, ấn tượng lắm chứ.
Bình minh Cà
Mau thật đẹp. Mặt trời nhô lên như ở gần đây lắm. Mới sớm mai mà ánh nắng đã
lung linh. Hun hút đường tít tắp. Đường thẳng băng, êm ru. Đi đến đâu, đường
lại mở ra đến đó. Chẳng bù cho phía đầu Lạng Sơn, đường quanh co gấp khúc, dốc
đèo ngoằn ngoèo. Hai bên đường thì đồi núi lô xô như bát úp, chạy vòng quanh
theo hướng xe đi. Ở đây, không gian miên man thoải mái phóng tầm mắt xa tút
hút. Toàn những đầm tôm, kênh rạch, lau sậy và đước. Màu xanh mướt mát trải
dài. Rất ít nhà. Đất hoang bao la. Khá nhiều sình lầy. Có cảm giác bồng bềnh,
sụt lún lúc nào không hay. Chợt nhớ đến cảnh báo trái đất nóng lên, biến đổi
khí hậu, nước biển dâng thì nơi đây ngập là cái chắc. Đất và nước xen nhau. Tha
hồ gió thổi. Tha hồ cho nắng rải vàng mơ ban mai.
Hơn 8 giờ,
chúng tôi đã đến thị xã Năm Căn. Cậu lái xe bảo nơi đây vừa được nâng hạng lên
thị xã cùng với ngày công bố quyết định này là ngày khởi công cây cầu lớn nhất,
dài nhất Cà Mau bắc qua sông Cửa lớn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về trực tiếp
cắt băng làm lễ khởi công cây cầu này. Chúng tôi chạy ào ra cụm tượng con tàu
bên bờ sông. Tranh thủ chụp ảnh lưu niệm. Sau đó, chúng tôi lên ca nô. Mặt sông
Cửa Lớn rộng bát ngát, nhìn dễ sợ. Yên vị đâu đấy, chú lái ca nô nổ máy. Nó
chòng chành rồi bất ngờ vọt lên. Chúng tôi ngã bổ ngửa về phía sau và cùng kêu
lên oai oái. Chưa hết sợ thì nó quay ngoắt hướng ra giữa dòng, nhảy chồm chồm
lướt sóng. Ba cô gái sợ quá ríu vào nhau hét lớn. Tôi cũng ngả nghiêng, hai tay
bấu chặt vào mép tàu. Không biết bơi nên tôi cũng hoảng. Song nghĩ lại, người
ta đi được thì mình cũng đi được. Và cứ thế chiếc ca nô vù ga lướt sóng.
Mỗi khi gặp
chiếc ca nô khác thì chiếc ca nô của chúng tôi lại chồm lên, nhảy cồng cộng
trên mặt nước. Hoặc khi gặp những lạch nước hai bên chảy ra, mặt nước lăn tăn
sóng, dòng nước cuộn lên nhau thì chiếc ca nô rung sần sật, lắc rung dễ sợ như
kiểu ô tô chạy qua đám ổ gà. Những chỗ cua ngoặt, nó nghiêng hẳn sang một phía
như hất chúng tôi ra khỏi khoang tàu. Chưa kịp định thần thì nó lắc lại, lại
đâu vào đấy và vọt lên. Rồi cũng quen. Rồi lại khoái. Thích cảm giác mạnh.
Thích nó lao lên. Càng cua gấp càng nhanh càng khoái.
Khoảng gần
tiếng đồng hồ thì chúng tôi ra đến cửa bể. 60 cây số đường nước chứ ít gì. Tàu
cao tốc mới được thế chứ. Nếu các phương tiện khác thì còn lâu. Mênh mang nước
trước mặt. Cảm thấy mình quá bé nhỏ trước trời đất. Hơi có cảm giác sợ. Cậu lái
ca nô bảo đây là chỗ lõm trên bản đồ giữa đất liền với cái mũi nhọn cuối cùng
của đất nước đấy. Rồi cậu ta bẻ ngoặt ca nô đi vào khu rừng đước. Miên man là
đước. Rễ cây nọ trùm lên cây kia, đan vào nhau mà bám đất. Đây là khu rừng sinh
quyển, dự án lấn biển đang được triển khai. Nó gần giống với khu sinh quyển
rừng ngập mặn của Thuỵ Trường tỉnh Thái Bình, nơi tôi đã từng đến. Có điều ở
đây rộng hơn, bao la hơn, không biết kết thúc ở đâu cả.
Bao nhiêu là luồng lạch, bao nhiêu là rạch nước, chằng chịt dọc ngang. Cứ chốc
chốc lại thấy cậu lái bẻ lái cho ca nô rẽ vào lạch nước mới. Chẳng biển báo
hiệu gì cả, giữa mênh mông rừng xanh, nước bạc, có cảm giác nếu lạc thì chẳng
biết lối về. Tôi thử bật Ipad, định vị và tìm đường về Năm Căn thì chỉ thấy nhấp
nháy chỗ ca nô đang chạy. Không thấy đường chỉ dẫn về Năm Căn đâu cả. Thì ra
hết đường bộ rồi, Ipad cũng chịu, chẳng chỉ lối đi được nữa.
Hơn một tiếng
sau khi rời bến, chúng tôi đã đến điểm cuối cùng của đất nước - ngón chân cái
của Tổ quốc. Neo đậu ca nô xong, tôi nhảy vội lên bờ. Tất cả chúng tôi ai cũng
xúc động. Lại thi nhau chụp ảnh. Tôi trèo lên đài quan sát ngắm cái ngón chân
cái của Tổ quốc. Bạt ngàn đước. Bạt ngàn nước phía mù xa. Cảm giác trên đỉnh
cột cờ Lũng Cú thế nào thì bây giờ trong tôi, trên đài quan sát này cũng thế.
Có điều ở đây xúc động hơn, thiêng liêng hơn vì nơi này cách nhà tôi 2200 cây
số và rất ít người đến được. Bằng chứng là ngoài mấy người chúng tôi ra thì
dưới kia chỉ có một số nhân viên nhà hàng và cán bộ làm nhiệm vụ mà thôi. Có
mấy ai ra được chỗ này đâu. Xúc động quá. Tôi muốn hét to lên rằng: Tôi đã đặt
chân đến điểm cuối cùng của Tổ quốc rồi!
Đứng bên cột mốc toạ độ GPS 0001 và trước mũi con tàu có ghi kinh độ, vĩ độ nơi đây mà lòng tôi ngập tràn cảm xúc. Cậu lái xe bảo đây là xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đó. Mấy đứa trẻ thấy khách lạ xúm đến ríu rít chỉ trỏ. Tôi hỏi chúng thì được biết các cháu đang tuổi học và đều đi học cả. Hôm nay, ngày nghỉ đến đây đứa thì kiếm củi, đứa thì bắt cá, mò tôm. Chúng tôi chụp ảnh bên cột mốc. Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) nằm trong khu du lịch sinh thái mũi Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Mốc tọa độ này được xây dựng vào tháng 1 năm 1995. Đây là một cột mốc lớn, được xây dựng rất đẹp, có hình dạng ngôi sao sáu cánh ở giữa có một cái lỗ hình vuông là tâm của cột mốc. Phía trước cột mốc có ghi rõ tọa độ. Chỉ tiếc rằng, chữ ở rìa đỉnh cột mốc đã bị tróc, bong, rơi xuống, chỉ còn lại lớp vữa xi măng bên trong. Thật tiếc. Thật xót. Vì có chữ Cà Mau cần cho du khách chụp ảnh, thể hiện niềm thiêng liêng nhất lại không còn. Không biết nhà chức trách có hay không? Thiết nghĩ cần sớm sửa chữa ngay hạng mục này cho đúng tầm vóc, vị thế của một cột mốc quốc gia.
Lại một lần nữa tôi trèo lên đài quan sát. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, tôi như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi. Trước mặt kia là bao la biển cả. Sau lưng tôi là bạt ngàn rừng đước xanh, là Tổ quốc thân yêu. Tôi chợt nhớ tới câu thơ "Tổ quốc ta như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau". Nhà thơ Xuân Diệu khi viết câu thơ này chắc đang đứng ở xa chỗ này vì "mũi thuyền ta đó" cơ mà, còn tôi thì đang đứng trên cái mũi thuyền đó, cái ngón chân cái chưa phai bùn vạn dặm của Tổ quốc đây. Tự hào lắm chứ. Hãnh diện lắm chứ. Từ Đất Tổ cội nguồn dân tộc tôi đã về tới Đất Mũi Cà Mau. Bước chân tôi cũng dẫm trên dọc dài Tổ quốc. Thế là chuyến tham quan đầu năm mới này đến giờ phút này coi như đã thành công. Tôi lặng lẽ gói nắm đất nơi đây - Đất Mũi Cà Mau cho vào túi áo ngực để mang về Đất Tổ. Trong lòng tôi như có ai đó reo vang cùng tôi: Tự hào lắm Tổ quốc ơi! Tự hào lắm Cà Mau mến yêu của tôi!
Đứng bên cột mốc toạ độ GPS 0001 và trước mũi con tàu có ghi kinh độ, vĩ độ nơi đây mà lòng tôi ngập tràn cảm xúc. Cậu lái xe bảo đây là xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đó. Mấy đứa trẻ thấy khách lạ xúm đến ríu rít chỉ trỏ. Tôi hỏi chúng thì được biết các cháu đang tuổi học và đều đi học cả. Hôm nay, ngày nghỉ đến đây đứa thì kiếm củi, đứa thì bắt cá, mò tôm. Chúng tôi chụp ảnh bên cột mốc. Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) nằm trong khu du lịch sinh thái mũi Cà Mau, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Mốc tọa độ này được xây dựng vào tháng 1 năm 1995. Đây là một cột mốc lớn, được xây dựng rất đẹp, có hình dạng ngôi sao sáu cánh ở giữa có một cái lỗ hình vuông là tâm của cột mốc. Phía trước cột mốc có ghi rõ tọa độ. Chỉ tiếc rằng, chữ ở rìa đỉnh cột mốc đã bị tróc, bong, rơi xuống, chỉ còn lại lớp vữa xi măng bên trong. Thật tiếc. Thật xót. Vì có chữ Cà Mau cần cho du khách chụp ảnh, thể hiện niềm thiêng liêng nhất lại không còn. Không biết nhà chức trách có hay không? Thiết nghĩ cần sớm sửa chữa ngay hạng mục này cho đúng tầm vóc, vị thế của một cột mốc quốc gia.
Lại một lần nữa tôi trèo lên đài quan sát. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, tôi như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi. Trước mặt kia là bao la biển cả. Sau lưng tôi là bạt ngàn rừng đước xanh, là Tổ quốc thân yêu. Tôi chợt nhớ tới câu thơ "Tổ quốc ta như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau". Nhà thơ Xuân Diệu khi viết câu thơ này chắc đang đứng ở xa chỗ này vì "mũi thuyền ta đó" cơ mà, còn tôi thì đang đứng trên cái mũi thuyền đó, cái ngón chân cái chưa phai bùn vạn dặm của Tổ quốc đây. Tự hào lắm chứ. Hãnh diện lắm chứ. Từ Đất Tổ cội nguồn dân tộc tôi đã về tới Đất Mũi Cà Mau. Bước chân tôi cũng dẫm trên dọc dài Tổ quốc. Thế là chuyến tham quan đầu năm mới này đến giờ phút này coi như đã thành công. Tôi lặng lẽ gói nắm đất nơi đây - Đất Mũi Cà Mau cho vào túi áo ngực để mang về Đất Tổ. Trong lòng tôi như có ai đó reo vang cùng tôi: Tự hào lắm Tổ quốc ơi! Tự hào lắm Cà Mau mến yêu của tôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét