trong tập truyện ngắn "Chiếc điếu cày gia bảo" của Xuân Thu
- Nxb Quân đội Nhân dân - 2011)
NGUYỄN ĐÌNH VỴ
Có tới quá nửa số truyện trong tập truyện "Chiếc điếu cày gia bảo" tác giả Xuân Thu dành cho nhân vật lão Chõe bò (của tổng 270 trang sách). Hiện tượng lạ - xưa nay hiếm thấy với một tập truyện ngắn! Xuân Thu lại có một chiêu lạ, khác người, sau cái chiêu một tiểu thuyết hai tập mỗi tập một tên khác nhau, in ở hai nhà xuất bản: "Chiều không tắt nắng" - 2008 (Nxb QĐNQ) và "Hoàng hôn xanh" - 2010 (Nxb Lao động).
Từng truyện tách riêng, rất đủ tư cách một truyện ngắn. Nhưng vì đứng chung trong một tập truyện, lão Chõe bò khác nào một nhân vật truyện vừa hay tiểu thuết. Có phải Xuân Thu có ý thức dựng một biệt hiệu?
Sau khi lão Chõe bò xuất hiện trên văn đàn, nghe đâu nhiều bạn văn đã yêu mến gọi anh với cái biệt danh ấy. Phải chăng đó là cách thừa nhận, một phần thưởng với tác giả! Biệt hiệu kiểu đó, có lẽ cũng hiếm thấy!
Lão Chõe bò, loại nhân vật vừa lạ vừa quen. Lão có lai lịch, cuộc đời, thân phận, cá tính và cả những tính cách điển hình nổi bật của đồng loại. Song với cách dựng hình tượng nhân vật "rất Xuân Thu", cảm giác lão Chõe bò vừa dễ mà lại như vừa có vẻ kho khó định loại. Ở lão có cái hâm hâm của kẻ sỹ nhưng lại tỏ ra rất hiểu lẽ đời (trong các truyện ngắn “Đi tàu bay”, “Đi hội thảo”). Lão có cái máu lăng mạn nghệ sĩ - yêu thơ, thích làm thơ, đọc thơ trước thiên hạ, thích hát lại hát hay, hám danh mà không vụ lợi. Nhưng lại là anh nông dân say làm giàu, biết làm giàu bằng cái đầu óc Do Thái - nghĩ trước thiên hạ, đi trước thời cuộc. Hợp tác xã dồn điền đổi thửa thì lão mua máy làm đất, cày bừa thuê cho bà con nông dân. Trước tình hình "cả nước làm thơ", lão mở "Công ty chế tạo thơ" nhận từ A đến Z – từ sản xuất thơ đến in thơ, phát hành thơ. Khởi nguồn làm giàu từ nuôi bò "chậm nhưng mà chắc". Một lão Chõe bò "có nhiều đêm đang ngủ lão bỗng giật mình đánh "pách" một cái rồi choàng tỉnh giấc vì tiếng bò rống lên kêu gọi lão trong mơ. Rồi cứ thế lão ngồi bó gối thức chong chong chờ đến sáng. Chao ôi, cái mùi bò sao lại hấp dẫn th?". Song khi làng dần hết cỏ, lão chuyển nuôi dê ở Hang Dơi. "Chõe bò" lại thêm biệt hiệu "Chõe dê" (Dự án mới).
Bên những ấn tượng và cá tính vui vui, láu cá đáng yêu qua cách kể, tả như đùa, tếu táo, bịa chuyện của tác giả (như anh đã tự nhận cả trên trang mạng), trong sâu thẳm, là một lão Chõe bò sống chan hoà, chân tình và giàu lòng vị tha với bà con quê hương, được mọi người quý trọng, khâm nể. Lão vốn là anh bộ đội Cụ Hồ, hiến dâng cả thời trai trẻ, làm anh lính lái xe đường dây 559 Trường Sơn thời chống Mỹ. Giải ngũ trở về địa phương, trên mặt trận mới lao động sản xuất, với phẩm chất người lính, lão biết làm giàu, say làm giàu, đi lên từ việc nuôi bò. Lão thương lo cho bà con làng xã quê hương, nhân lên biết bao "Chõe bò" rồi "Chõe dê" với những "Dự án mới".
Những lão "Chõe bò" như thế không ít trong xã hội ta hiện nay. Song bên những tính cách cá tính điển hình ấy, lão Chõe bò của Xuân Thu có dáng vẻ "củ mỉ củ mì" đôi khi "ngơ ngơ như bò đội nón"... lại rất đáng yêu, nhìn mặt nào cũng thấy mến. Bởi những nét riêng độc đáo, rất ấn tượng về lão qua chuyện "bịa như thật" của tác giả - một cây bút truyện ngắn hóm hỉnh pha chút hài hước, tinh tế, giàu tưởng tượng. Mà ấn tượng nhất, truyện "Đi tàu bay", "Đi hội thảo", khi tác giả để nhân vật đóng vai đại từ nhân xưng. Vì thế, nếu là tác giả, tập truyện ngắn này, tôi sẽ đặt cho nó cái tên "Lão Chõe bò".
Trở lại những vấn đề khác của tập truyện. Dơi theo những ấn phẩm của Xuân Thu hơn chục năm qua, dễ thấy tác giả "cắm trại" nơi "mỏ vàng" quê hương trung du, khai thác nó với sự quan sát tinh xảo và bàn tay khéo léo dường như không bao giờ cạn. Tôi có duyên may đă bình cả ba tập tiểu thuyết của anh (Ngày ấy bên sông - 2005, Chiều không tắt nắng - 2008, Hoàng hôn xanh - 2010). Lần này, dịp thứ hai bình tập truyện ngắn của anh sau tập "Ngọn nến đêm Noel", càng nhận ra một Xuân Thu như thế! Một Xuân Thu tài năng, bám trụ với con mắt xanh và sự đa dạng, phong phú, tinh tế trong sáng tạo nghệ thuật. Hai mươi sáu truyện của tập sách này, dường như Xuân Thu khai thác từ chất liệu thực tế ở làng Cổ Cò quê hương. Từ những "lát cắt" ấy, tác giả đã cho người đọc nhận ra hiện thực phong phú của xã hội với tầm nhìn xa, sâu rộng qua thái độ ngợi ca và phê phán, cảnh tỉnh và lên án, đặt ra được những vấn đề thực tế cần giải quyết.
Đó là: Hiện thực một miền quê nông thôn trung du đang chuyển mình - làng thành phố với bao vấn đề mới nảy sinh khi đất ruộng phần lớn thành thổ cư, đường xá... (Co co - Chanu..., Của thiên trả địa, Bữa cơm bỏ dở...).
- Nét đẹp của truyền thống văn hoá làng (Hội chọi trâu, Chiếc điếu cày gia bảo, Bản nghị quyết họ Đỗ).
- Những dự án ma làm giàu cho những kẻ có thế lực, nhiều tiền và tinh quái (Lão Chõe bò)
- Cái nhìn của cộng đồng với những kẻ nghiện ngập ma túy? (Người viết điếu văn)
- Tầm nhìn của những cán bộ lãnh đạo từ xă, huyện... trước những vấn đề nhân sinh của xã hội (Lớp học trên sông, Dự án mới)
- Thói đời đố kị hại người đến nhẫn tâm (Vị tha)
- Chuyện làm láo báo cáo hay vì thành tích (Giấu đầu hở đuôi) v.v...
Nổi bật nhất là những truyện Xuân Thu viết về những tấm lòng vị tha xúc động.
Bà Nhị (Nhị chủ tịch) chủ tịch mặt trận tổ quốc kiêm chủ tịch công đoàn xă hết lòng vì dân, thương người như thương mình (Bà chủ tịch công đoàn). Tính mẫu tử thật cảm động của người mẹ ngoài chín mươi vẫn yêu thương, chăm chút con gái bảy mươi tuổi như chăm đứa con trẻ (Tình mẹ). Đó là một truyện hay và cảm động về tình mẫu tử đậm bản sắc truyền thống dân tộc.
"Vị tha", đúng với cái tên của nó, là tấm lòng vị tha cao thượng của cô giáo Minh với cô giáo Lê, người vì đố kị, ích kỷ vu oan cho Minh lấy cắp chiếc nhẫn vàng hai chỉ, làm hại đời Minh suốt gần ba mươi năm trời, vẫn chấp nhận tha tội cho Lê và tác thành cho Quang con trai mình với Lan, con gái Lê nên vợ nên chồng. Cảm động nhất là tấm lòng vị tha của thầy giáo Hoà trường làng lén lút dạy bơi cho học trò (khi lănh đạo xã chưa đồng tình)... Nhưng số phận không may lại ập đến với thầy trong lần cứu người bị đắm đò trên sông quê hương. Cái chết của thầy Hoà để lại sự đau buồn, tiếc thương khôn nguôi trong lòng dân cả làng Cổ Cò (Lớp học trên sông)v.v. . .
Phát hiện và khai thác những tấm lòng vị tha bao dung và nhân hậu là thế mạnh của Xuân Thu, tình yêu của tác giả với mọi lớp người xă hội, không những ở tập truyện này mà c̣n ở hầu khắp các tác phẩm anh đã công bố. Đó là những chuyện tình đời thấm đẫm chất nhân văn, đầy xúc động của sự hoá thân, đồng hiện của tác giả qua những trang viết. Với một bút pháp nhẹ nhàng, tự nhiên trong mạch truyện, khám phá những chi tiết tinh tế, qua ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính quần chúng, dân dă, đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng độc giả.
Mảng truyện viết về mặt trái, tiêu cực của xã hội trong tập truyện này, có lẽ Xuân Thu đã ghìm bút thoát ra những cảnh tả sex như truyện Lão Chõe bò, Mã số một cuộc tình... mà ở vài tác phẩm trước đó anh đã say sưa. Nhìn chung, đó là những truyện đời không lạ, nhưng có phát hiện mới, có điểm dừng. Không gay gắt, táo bạo, nhưng không kém phần hóm hỉnh, tinh tế mà vẫn bày tỏ được thái độ yêu ghét rạch ròi (Lão Chõe bò, Giấu đầu hở đuôi, Của thiên trả địa, Mã số một cuộc tình...).
Tuy vậy, tập sách này vẫn còn truyện nhạt, khiên cưỡng (Cá tháng tư, Hàng việt) bên những truyện hay nhất (theo cảm quan của tôi), thể hiện đậm nét phong cách truyện ngắn Xuân Thu. Đó là truyện Lão Chõe bò, Đi tàu bay, Đi hội thảo, Tình mẹ, Lớp học trên sông.
Thu Tân Mão
NĐV
"Phát hiện và khai thác những tấm lòng vị tha bao dung và nhân hậu là thế mạnh của Xuân Thu, tình yêu của tác giả với mọi lớp người xã hội, không những ở tập truyện này mà còn ở hầu khắp các tác phẩm anh đã công bố. Đó là những chuyện tình đời thấm đẫm chất nhân văn, đầy xúc động của sự hóa thân, đồng hiện của tác giả qua những trang viết. Với một bút pháp nhẹ nhàng, tự nhiên trong mạch truyện, khám phá những chi tiết tinh tế, qua ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính quần chúng, dân dã, đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng độc giả".(Hết trích)
Trả lờiXóaCó lẽ không cần nói gì thêm! Cám ơn anh Nguyễn Đình Vị đã cho tôi hòa vào dòng đồng cảm ấy và chúc mừng tác giả " Chiếc điếu cày Gia Bảo" mà "nếu đặt cho nó cái tên LÃO CHÕE BÒ" thì tốt quá.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMảng truyện viết về mặt trái, tiêu cực của xã hội trong tập truyện này, có lẽ Xuân Thu đã ghìm bút thoát ra những cảnh tả sex như truyện Lão Chõe bò, Mã số một cuộc tình... mà ở vài tác phẩm trước đó anh đã say sưa. Nhìn chung, đó là những truyện đời không lạ, nhưng có phát hiện mới, có điểm dừng. Không gay gắt, táo bạo, nhưng không kém phần hóm hỉnh, tinh tế mà vẫn bày tỏ được thái độ yêu ghét rạch ròi (Lão Chõe bò, Giấu đầu hở đuôi, Của thiên trả địa, Mã số một cuộc tình...).
Trả lờiXóaĐồng tìn với tác giả. Chúc Anh Xuân My thành công và thành công hơn trong cuộc sống
Đọc bài viết này thấy thêm sức viết của Xuân Thu. Quả thực, trên các thể loại đều thấy anh tung bút và để lại ít nhiều dư chấn. Cảm ơn tác giả và chúc mừng XT.
Trả lờiXóa@ anh Nguyễn Thế Yên!
Trả lờiXóaAnh đã đồng cảm với Nguyễn Đình Vỵ. rất cảm ơn và trân trọng anh đã chia sẻ cùng tác giả và XM. Chúc anh ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ.
Gửi Hà Công Trường!
Trả lờiXóaEm còm rồi em lại xóa, chứng tỏ em thận trọng trước cây bút của mình. Cảm ơn em nhiều nha. Chúc em ngày nghỉ cuối tuần tưng bừng niềm vui và nhiều sáng tạo.
@ bạn Giang!
Trả lờiXóa"Đọc bài viết này thấy thêm sức viết của Xuân Thu. Quả thực, trên các thể loại đều thấy anh tung bút và để lại ít nhiều dư chấn. Cảm ơn tác giả và chúc mừng XT".
Cảm ơn bác Nguyễn Đình Vỵ đã quảng bá tác phẩm XT và cảm ơn bạn Giang đã đọc các tác phẩm của XT và bài viết này. Trân trọng.
Lão Chõe đáng yêu thật. Ngay việc lão lập "Công ty chế tạo thơ" nhận từ A đến Z mà không cần xin đăng ký kinh doanh cũng đã rất đáng yêu rồi.
Trả lờiXóaChúc mừng Lão Chõe.
Gửi anh Nguyên Hùng!
Trả lờiXóaThì vưỡn!
Lão Chõe này hơi bị liều đó. Cảm ơn anh tới thăm nha. Sữa bò bắt đầu có. Kế hoạch 10 triệu lít cho anh bắt đầu thực hiện đó. Chuẩn bị kho chứa nha.
Truyện hay viết ở Cổ Cò
Trả lờiXóaQuê hương tác giả Chõe bò Xuân Thu
Tấm lòng chân thực nhân từ
Tạo ra bút pháp riêng tư thật tài
Oách xà lách, hihi!
Trả lờiXóa@ Quốc Khánh
Trả lờiXóaSớm mai đọc còm anh Quốc Khánh
Đôi mắt nhà em sáng lóng lánh
Cảm ơn anh!
@ Nguyễn Minh Tuấn
Trả lờiXóaNhà chú có mấy khóm dã quỳ đẹp quá! Anh cứ sang ngắm trộm để nhớ Pleiku (dù hôm đến không thấy dã quỳ).
Mình đã đọc tác phẩm của Xuân thu rồi, đậm chất Chõe bò. Bài viết của Nguyễn Đình Vỵ cũng chỉ giới thiệu được một nét nào đó của XT. Thơ hay, truyện hay, xin chúc mừng XT và tác giả NĐV.
Trả lờiXóalúc anh vào là mùa mưa thì chỉ có lá và cành dã quỳ thôi, xanh mơn mởn nhé. Bây giờ đúng mùa hoa đẹp lắm anh ạ. Anh còn nhớ chỗ đỉnh dốc Hàm Rồng lúc dừng xe khi đi vào cty cao su Chư Prông không? Đứng chỗ đó bây giờ thì mê hồn. Một vùng vàng rực dã quỳ. Sáng nay nhắn cho TNM, em cũng thích lắm. Giá như bây giờ mọi người vào được...
Trả lờiXóaGửi bạn giấu tên!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã đọc XT và bài viết này của NĐV. Chúc bạn bước vào tuần mới vui vẻ và hiệu quả.
@ Nguyễn Minh Tuấn!
Trả lờiXóaĐọc bài viết của Hà CÔng Trường, xem ảnh của chú, đọc comment này của chú nữa mà nhớ Pleiku quá chừng. Dã quỳ níu chân du khách mà anh chưa được đến đúng mùa nó nở. Tiếc quá.