Trần Thanh Nhã, một cô giáo bậc trung học cơ sở ở huyện Gò Dầu Tây Ninh. Cô tham gia vào những hoạt động văn chương vài năm nay. Mới đây Trần Thanh Nhã được Hội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh cử đi dự lớp bồi dưỡng sáng tác do trường viết văn Nguyễn Du ( Hội Nhà văn) mở tại Gia Lai. Ngay khi trở về Trần Thanh Nhã đã có những tác phẩm in trên Báo Văn Nghệ, Tiền phong, Tây Ninh, Vãn nghệ Tây Ninh, Gia Lai… Rõ ràng Tây Ninh đã có một cây bút mới. Hội VHNT Tây Ninh đã cử cô tham gia Hội nghị những người viết văn trẻ 2011 tổ chức tại Tuyên Quang. Niềm vinh dự cho TTN, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng để TTN sáng tác nhiều hơn trong thời gian sắp tới.
NGUYỄN ĐỨC THIỆN
Tại Văn miếu Quốc tử giám ngày 08-9-2011
THƠ THANH NHÃ
Có lẽ chưa bao giờ người viết văn Tây Ninh lại được nhắc tới nhiều đến thế trên báo chí Văn nghệ Trung ương và các tỉnh. Đấy là vừa qua sự kiện Tây Ninh cử 5 người viết cả trẻ lẫn trung trung đi dự lớp của Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du tổ chức tại Gia Lai cuối tháng 6 vừa qua. Văn nghệ Gia Lai kể: “các anh chị Đỗ Xuân Thu, Vũ Miên Thảo, Nguyễn Văn Tài, Đào Thái Sơn, Trần Nhã My… đều “lên cơn” viết. Năm tác giả Tây Ninh lập một blog mới toang và liên tục đăng tải bài vở từ Pleiku…”. Cũng tạp chí này, đã in ba tác phẩm của các “Nhà” Tây Ninh là Vũ Miên Thảo, Giang Sơn và Trần Nhã My. Miên Thảo có bài thơ mà chỉ cái tựa thôi, đã thấy nên thơ: Thơ ta buồn! Em đã hoá hư không. Bài ký của Giang Sơn viết về kỷ niệm Pleiku thoải mái phóng bút nên độc đáo v.v…v.v.
Tại thác Bạc (Tam Đảo) ngày 07-9-2011
Nhưng thành công nhất phải kể đến là Trần Thanh Nhã, cô giáo cấp II ở xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Gần như đồng loạt có đến 4- 5 tờ báo, tạp chí tháng 7 in thơ của cô, kể từ các báo trung ương như Tiền phong, Văn nghệ… cho đến tạp chí Văn nghệ tỉnh như Gia Lai, Đất Tổ- Phú Thọ. Vậy thử tìm hiểu xem, thơ Thanh Nhã có bút danh Nhã My, xem thơ ấy ra sao!
Văn nghệ của Hội Nhà văn số 28, ra ngày 9. 7 đăng hai bài: Cà phê một mình và Đau lòng cò ơi. Cà phê ấy của Nhã có: “Đèn màu nhập nhoạng thế ánh trời/ Loạn xạ Lazer rọi vào tâm trí xanh đỏ vàng tím/ Chập chờn bóng ai…” Đoạn cuối lại là “… Chiều buông lơ lửng/ Có một người giống người hôm qua/ Giống người của hôm trước ngày hôm qua…” Rõ thật là những câu thơ gợi tâm trạng nhiều hơn là tả cảnh. Nói như Nhà thơ Inrasara trong một bài viết về thơ hiện đại thì đấy là: “Sự đứt quãng của ý nghĩ, hình ảnh, như thể chúng không ăn nhập gì với nhau. Chỉ còn lại nhịp điệu nội tại, hay nói khác đi, hơi thơ- hơi thở có mặt ở đó, tạo thành thể thống nhất để ta gọi: nó là thơ”
Thì ra, thơ Thanh Nhã đã có được một trong những đặc trưng của thơ hiện đại. Ta sẽ còn gặp cái hơi hướng ấy ở một trong hai bài in trên tạp chí Đất Tổ số 294, tháng 8. 2011, bài thơ “Đi về phía không nhau”. Tại sao mà cái cảnh: “Hai người không nhìn mắt nhau/ Thủ thỉ điều gì rất ngọt/ Họ lắng trong nhau/ Làm sao mà nghe được…” lại không phải ai khác ngoài “con khỉ già nhìn thấy”. Rồi một tối khác, lại là “cây Kơ nia góc đường nhìn thấy/ Nơi ngã ba hai người chia tay/ Một tối/ Chân khấp khểnh/ Họ gặp khi nào/ Kơ nia ngủ quên không biết…”.
Tại Khuê văn các Quốc tử giám ngày 08-9-2011
Một trong những giọng thơ Thanh Nhã là như thế! Ráp nối các cảnh vật hay ấn tượng vào nhau. Rồi tung ra một cú quyết định, như kiểu làm bàn ở phút 89 trong bóng đá. Các quyết định của bài thơ trên là câu cuối: “Họ bay về phía ngược nhau/ Tít mù”:
Có thể có tới bảy, tám mươi phần trăm người đọc hiện nay chưa thích loại thơ này; khi mà cả hai phần ba thế kỷ nay người ta quen với lối thơ tuyến tính. Nghĩa là thơ như kể ra một câu chuyện, rồi thăng hoa thành những cảm xúc thơ trong một số câu, đoạn cao trào. Thì Thanh Nhã cũng có nhưng bài thơ “tuyến tính” như bài “Đau lòng cò ơi” cũng đăng trên Văn nghệ số 28 kể trên. Câu chuyện ở đây có thể là thế này: “Cái đàn cò lông trắng phau từng có trong ca dao ấy đã vắng bóng rồi! Bởi cánh đồng xanh đã nhường chỗ cho các khu đô thị hay làng giải trí. Giờ đây, cò chỉ còn bay ngược trong miền ca dao. Con cò thật cũng vẫn còn, nhưng nó bị cột từng chùm trên tay người xách ra chợ bán…” thế thôi! Nhưng trong thơ, tác giả đã điễn tả bằng những câu thơ ám ảnh. Như: “Đàn cò cõng chữ, bay lượn trời ca dao” hoặc “cái mỏ dài gắp từng câu thơ thả ruộng, thả đồng”. Rồi: “cái cẳng cao nhón từng bước/ Như bàn tay nhạc sĩ…” Ở đoạn cuối lại là: “cái mỏ dài không giữ nổi câu thơ/ Cái cẳng cao không dạo nên khúc nhạc”. Tuyến tính đấy, nhưng mà chữ và tứ thơ đã trở nên mới lạ, tươi ròng.
Đi học lớp viết văn gần nửa tháng trở về, Thanh Nhã cũng “ưu tiên” cho báo nhà được mấy bài (Giờ Ban Biên tập phải trải chiếu hoa mời ngồi đấy nhé!). Thơ Thanh Nhã giờ còn có thêm cả: “Cúc qùy, dốc cao dốc thấp”, cả sương mù phố núi và hương cà phê xứ sở Cao Nguyên”. Nhưng lạ nhất là Bán. Sao em lại rao: “bán hết các quả đồi ở phố Pleiku/ Quả này một lạng, hai chục ngàn/ Có đêm trăng sáng/ quả kia bốn lạng, ba chục…/ Nơi có công viên lần đầu hò hẹn…”. Đọc đến cuối. À! Thì ra nàng bán đi “kỷ niệm những ngày có anh/ Được bao nhiêu cũng đành/ Tôi dành dụm lấy/ Về mua lại những bình yên”
Thật là mới, lạ, tươi nguyên những bài thơ Thanh Nhã!
N.Q.V
Chúc mừng! Chúc mừng!
Trả lờiXóaThanh Nhã đi dự hội nghị Nhà Văn Trẻ. Theo lịch thì hôm mùng 6/9 vừa rồi đoàn đại biểu dự hội nghị lên Đền Hùng và buổi trưa UBND tỉnh Phú Thọ chiêu đãi. Chắc "Hoa Nhã My" phải bận rộn đón tiếp chứ? Sao không thấy giới thiệu chùm ảnh về hoạt động này?
Trả lờiXóaCung hỉ, cung hỉ...
Trả lờiXóaChúc mừng thơ Thanh Nhã. Chính vì vậy mà Hoa Nhã my toàn thơ hay.
Trả lờiXóahi hi! KML tui cũng được tí đường. xin cám ơn HNM-NĐT-NQV. chúc ca1v vị bằng an, phúc cố.
Trả lờiXóaCảm ơn tất cả các vị đến thăm và chúc mừng. Mong được thường xuyên đón tiếp. Chúc vui
Trả lờiXóa