Ban chủ nhiệm CLB chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu
Có lẽ duy nhất làng La Hào (xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có ngày thơ riêng của mình - ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông Đà thơ mộng, dưới chân núi Ba Vì, phía tây của tỉnh Phú Thọ (chính nơi đây khởi thủy của truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, vùng đất cội nguồn của dân tộc) lại yêu thơ đến thế. Từ Việt Trì lên, ngược sông Hồng, theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây, đến cầu Trung Hà, ngược tiếp sông Đà khoảng 3 cây số nữa là ta đã đến làng La Hào. Cách trung tâm tỉnh Phú Thọ hơn bốn chục cây số chứ ít gì. Ấy vậy mà truyền thống thi ca thì ít có nơi nào bằng. Từ trẻ con đến các cụ già, từ nam chí nữ ai ai cũng yêu thơ và biết làm thơ. Tôi có liên tưởng vui vui rằng ngày 14 tháng hai theo Tây (dương lịch) là ngày lễ Tình yêu, còn theo ta (tức lịch âm) với làng La Hào này thì là ngày lễ hội thơ. Vâng, lễ hội thơ theo đúng nghĩa của nó. Hôm sau, rằm tháng hai là ngày tiệc của làng. Vậy nên, tiệc thơ trước tiệc làng của làng La Hào thực sự là một nét đẹp văn hóa có một không hai của tỉnh Phú Thọ.
Có lẽ duy nhất làng La Hào (xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có ngày thơ riêng của mình - ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngôi làng nhỏ nằm bên bờ sông Đà thơ mộng, dưới chân núi Ba Vì, phía tây của tỉnh Phú Thọ (chính nơi đây khởi thủy của truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, vùng đất cội nguồn của dân tộc) lại yêu thơ đến thế. Từ Việt Trì lên, ngược sông Hồng, theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây, đến cầu Trung Hà, ngược tiếp sông Đà khoảng 3 cây số nữa là ta đã đến làng La Hào. Cách trung tâm tỉnh Phú Thọ hơn bốn chục cây số chứ ít gì. Ấy vậy mà truyền thống thi ca thì ít có nơi nào bằng. Từ trẻ con đến các cụ già, từ nam chí nữ ai ai cũng yêu thơ và biết làm thơ. Tôi có liên tưởng vui vui rằng ngày 14 tháng hai theo Tây (dương lịch) là ngày lễ Tình yêu, còn theo ta (tức lịch âm) với làng La Hào này thì là ngày lễ hội thơ. Vâng, lễ hội thơ theo đúng nghĩa của nó. Hôm sau, rằm tháng hai là ngày tiệc của làng. Vậy nên, tiệc thơ trước tiệc làng của làng La Hào thực sự là một nét đẹp văn hóa có một không hai của tỉnh Phú Thọ.
Lần
khân mãi do công việc, năm nay tôi quyết về dự ngày thơ làng La Hào. Cũng tại các bác trong ban chủ nhiệm mời da diết quá, biết tôi là người say thơ nên cố
mời tôi về cho bằng được. Mấy lần, bác Lê Văn Thục, thương binh hạng nặng, cây
thơ có hạng của câu lạc bộ, điện tỏ ý hờn dỗi, trách cứ tôi. Nào tôi có làm
cao, làm dáng gì cho cam, chẳng qua là bận công việc nên mới chưa về dự được đấy
chứ. May quá, năm nay rỗi việc, tôi liền phóng xe về dự ngày thơ làng La Hào.
Vừa
đến đầu làng, tôi đã thấy cờ đỏ sao vàng, cờ lễ hội cắm từ bờ đê vào tới đình
làng. Tiếng đài loa, nhạc hát vang lên. Người từ các thôn đang kéo đến khá
đông. Mọi người tay bắt mặt mừng. Sân đình dựng lên một cái rạp kiểu như đám
cưới. Mấy bà áo xanh, yếm đỏ đang thử loa khớp nhạc. Dàn nhạc khá đông. Ghi ta,
nhị, đàn bầu, đàn tứ đang so dây, lựa phím. Không khí ồn ào đúng là ngày hội làng.
Ban
chủ nhiệm giới thiệu tôi với mọi người. Thế là các cụ xúm lại bắt tay hỏi thăm.
Người nọ giành người kia. Tôi chẳng biết tiếp chuyện người nào cho phải phép.
Đang trả lời người này thì người nọ kéo người kia giới thiệu tôi với họ. Thế là
bỏ dở cụ đang nói chuyện bắt tay chào hỏi cụ mới đến. Trời ơi! Tưởng Xuân Thu
già lắm cơ mà không ngờ lại trẻ và phong độ thế này ư? Đẹp trai quá. Tôi rất
ngượng và nghĩ bụng: có mà đẹp lão thì có! Đúng lão Chõe bò đây ư? Tác giả Khúc
đồng dao đây hả? Rồi người nọ nhắc đến tác phẩm của tôi, người kia kể đã đọc
tôi như thế nào. Nào là "Rau sắng Xuân Sơn" anh viết giỏi quá. Nào là bài thơ
"Nhan sắc ơi" đọc sướng lắm. Nào là "Trước ngày con làm mẹ" đọc xúc động rớt nước
mắt. Rồi thì Chõe bò tếu táo vui đáo để. Vân vân và vân vân… Ríu ra ríu rít,
xúc động quá. Không ngờ tôi lại quan trọng đến vậy. Không ngờ tác phẩm của tôi
lại lan tỏa và có ảnh hưởng đến vậy.
Chợt
anh Nguyễn Tường Thứ, tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy huyện Thanh Thủy đến bắt
tay tôi. Cả hai bên cùng ngỡ ngàng. Tôi không ngờ một bí thư huyện ủy bận trăm
công nghìn việc của huyện lại bớt chút thời gian về dự ngày thơ của làng như
thế này. Ngược lại, anh Thứ cũng nghĩ tôi như thế. Chúng tôi ôm nhau cùng cười
vang. Tôi trộm nghĩ, bí thư huyện nào cũng được như anh Thứ thì sự nghiệp văn
học nghệ thuật sẽ thuận lợi biết chừng nào. Liền sau đó, nhà thơ, họa sỹ Trần
Nhương, người phụ trách trang văn hóa văn nghệ báo Người cao tuổi từ Hà Nội
cũng vừa tới. Một số doanh nhân, có cả vị thiếu tướng quân đội nghỉ hưu, nhiều
vị từ xa về dự tiệc làng cũng tới. Tất cả tíu tít chào hỏi làm quen. Không khí
xuân rạng ngời trên từng nét mặt.
Nhà
văn hóa làng La Hào nằm trong khuôn viên đình làng. Cả đình, cả nhà văn hóa
rộng như thế, đẹp như thế hôm nay bỗng chật chội hẳn. Tôi tranh thủ quan sát
thấy bốn bức tường nhà văn hóa treo khá nhiều bằng khen, giấy khen, khá nhiều
ảnh của các cuộc giao lưu, gặp gỡ. Đặc biệt, mấy tờ báo tường trình bày khá đẹp
được treo trang trọng khiến tôi tò mò đọc lướt nhanh các tác phẩm. Được biết,
câu lạc bộ người cao tuổi làng La Hào này thành lập đã 14 năm nhưng câu lạc bộ
thơ thì mới ra đời có hai năm nay. Ấy vậy mà trong 2 năm đó, các cụ đã xuất bản
được 4 tập thơ Hương quê (mỗi tập hàng trăm bài khá chất lượng), hàng chục tờ
báo tường, nhiều hội viên đã in riêng sách, in thơ rải rác trên các báo chí
trung ương và địa phương. Gần đây nhất, báo Người cao tuổi cuối tuần số ra ngày
03-3-2012 đã dành hẳn một trang cho câu lạc bộ thơ làng La Hào. 9 tác giả đã có
mặt trên trang thơ này. Điều đặc biệt nhất là câu lạc bộ đã chọn ngày 14 tháng
2 âm lịch hàng năm là Ngày thơ làng La Hào và đã duy trì tổ chức rất hiệu quả.
Buổi sinh hoạt, giao lưu thơ bắt đầu. Màn hát chèo, hát xoan do chính các cụ của câu lạc bộ sáng tác và biểu diễn. Nhạc công, diễn viên hóa thân vào câu hát, đưa mọi người về theo câu hát dân ca. Chẳng kém gì chuyên nghiệp. Toàn các cụ 60, 70 tuổi đấy chứ. Đong đưa lắm, điệu đàng lắm. Tôi ngắm nhìn các cụ biểu diễn mà bồng bềnh theo cung đàn, lời hát. Và rồi thơ. Bữa tiệc thơ thật phong phú, thịnh soạn. Ngoài các thành viên của câu lạc bộ, ngày thơ năm nay còn thu hút sự tham gia của 5 câu lạc bộ thơ khác trong và ngoài huyện.
Buổi sinh hoạt, giao lưu thơ bắt đầu. Màn hát chèo, hát xoan do chính các cụ của câu lạc bộ sáng tác và biểu diễn. Nhạc công, diễn viên hóa thân vào câu hát, đưa mọi người về theo câu hát dân ca. Chẳng kém gì chuyên nghiệp. Toàn các cụ 60, 70 tuổi đấy chứ. Đong đưa lắm, điệu đàng lắm. Tôi ngắm nhìn các cụ biểu diễn mà bồng bềnh theo cung đàn, lời hát. Và rồi thơ. Bữa tiệc thơ thật phong phú, thịnh soạn. Ngoài các thành viên của câu lạc bộ, ngày thơ năm nay còn thu hút sự tham gia của 5 câu lạc bộ thơ khác trong và ngoài huyện.
Có
một điều thú vị rằng, đến nửa số cụ lên đọc thơ đều nhắc đến tôi qua từng tác
phẩm của tôi mà các cụ đọc được. Tôi thực sự xúc động khi cụ Trần Chương, người
được mệnh danh là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn của làng lên hát ca khúc “Đưa em sang
sông” phổ nhạc thơ của tôi. Trước khi hát, cụ nói rằng "diễm phúc cho tôi hôm nay
được gặp anh Xuân Thu, người có bài thơ khiến tôi xúc động phổ nhạc. Ba năm
qua, từ khi bài hát ra đời, được in trên tạp chí, được mọi người hát say sưa mà mãi tới
tận hôm nay, chúng tôi mới được gặp nhau. Tôi xin đọc tặng anh Xuân Thu bài thơ tôi vừa viết và hát tặng các thi hữu, thi huynh ca khúc của tôi và anh Xuân Thu".
Trời ơi! Nghe cụ nói vậy, tôi thấy mình thiếu sót quá. Rồi cụ ôm đàn ghi ta hát vang. Bảy mươi lăm tuổi mà giọng hát mượt mà thế này ư? Khán trường lặng yên, không một tiếng động. Người tôi nổi da gà. Bài hát hay quá. Thơ tôi được cụ chắp cánh cho bay cao, bay xa thế này ư? "Đưa em sang sông" day dứt, da diết thế này ư? Cụ hát xong rồi mà mọi người vẫn còn ngỡ ngàng. Tôi sực tỉnh cầm vội bông hồng mà ban tổ chức vừa tặng tôi lên tặng lại cụ.
Trời ơi! Nghe cụ nói vậy, tôi thấy mình thiếu sót quá. Rồi cụ ôm đàn ghi ta hát vang. Bảy mươi lăm tuổi mà giọng hát mượt mà thế này ư? Khán trường lặng yên, không một tiếng động. Người tôi nổi da gà. Bài hát hay quá. Thơ tôi được cụ chắp cánh cho bay cao, bay xa thế này ư? "Đưa em sang sông" day dứt, da diết thế này ư? Cụ hát xong rồi mà mọi người vẫn còn ngỡ ngàng. Tôi sực tỉnh cầm vội bông hồng mà ban tổ chức vừa tặng tôi lên tặng lại cụ.
Đồng tác giả ca khúc "Đưa em sang sông"
(Nhạc: Trần Chương - bên trái, thơ: Xuân Thu - bên phải)
Thơ
và nhạc cứ thế đan xen nhau. Quá mười một giờ trưa mà không khí thơ ca vẫn còn
tưng bừng lắm. Hầu như chẳng ai để ý giờ ăn trưa, đến tuổi tác. Mới đầu còn các cụ, sau thì
thi hữu, thi huynh, rồi thì các anh tất. Bảy, tám mươi tuổi cũng là anh. Râu
tóc bạc phơ cũng là anh. Tướng, tá, bí thư, chủ tịch cũng anh tuốt. Thơ mà.
Trước nàng thơ ai cũng trẻ, cũng xuân.
Tạm
biệt làng La Hào trở về phố xá mà dư âm ngày thơ của làng vẫn còn đọng lại mãi
trong tôi. Trộm nghĩ, trong cơ chế thị trường và nhịp sống công nghiệp xô bồ này
mà có được một nơi yêu thơ, say thơ như làng La Hào thì thật là quý. Nhất định
ngày thơ sang năm tôi sẽ trở lại La Hào. Hình như các đại biểu khác cũng nghĩ
cùng tôi như vậy. Câu thơ phổ theo các làn điệu dân ca xoan ghẹo Phú Thọ và tiếng hát "Đưa em sang sông" vẫn cứ
văng vẳng bên tai tôi, vấn vít mãi chẳng rời.
Chúc mừng Ngày thơ làng La Hào. Chúc mừng Xuân Thu - Trần Chương với ca khúc "Đưa em sang sông".
Trả lờiXóaCảm ơn Phương Mai. Chúc ngày mới nhiều niềm vui nhé!
XóaNhìn Chõe Bò ta lại tươi roi rói sau vụ nằm bệnh viện rồi. Mừng cho bác nha! Thân!
Trả lờiXóaKhỏe như bò rồi Anduyen à. Em cũng khỏe nhé!
XóaChúc mừng nhà thơ Xuân Thu đã để lại những tình cảm và dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và người yêu thơ như thế...
Trả lờiXóaCó đi mới biết được tình cảm mọi người dành cho mình quý giá thế nào anh à. Thật đáng trân trọng. Cảm ơn anh nhé!
XóaAT đọc hết bài “Ngày thơ làng La hào “ một lúc mà lòng vẫn chưa hết xúc đông;Không thể nghĩ ở một miên quê xa mà “lang “ vẫn tổ chức Hôi thơ.Đó la hồn Nhà,hồn quê hương ,một nét đẹp văn hóa vô gía của lang La Hao .để rôi những nguoi con của lang dù có phải xa quê mưu sinh cuộc sống thì những giá tri vê mặt tinh thân sẽ nuôi dưỡng tâm hôn họ.Dư âm của đêm thơ có lẽ đang vui trong XT ,AT chúc mưng XT vói những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng bà con yêu thơ làng La hao và ca AT nơi xa xôi này nữa đấy,
Trả lờiXóaXa xôi vẫn đến thăm nhau thật quý quá! Mong gặp lại
XóaLê an tuyên BRD.Chuc Xuân Thu luôn cuoi tuoi nhu trong ảnh nhé/
Trả lờiXóaNhận ra người quen rồi, vui lắm! Giỗ Tổ này về nha, nhiều điều bất ngờ và thú vị lắm, Lê An Tuyên à!
XóaƠ máu nhể!
Trả lờiXóaThế đã khỏe hẳn chưa mà đã...ra gió?
Khỏe như bò rồi Tuấn ơi. Có thể giết con gà và Chivas được đấy! Hehe...
XóaTôi đã đọc một mạch bài viết này, đọc đi rồi đọc lại, ngắm những bức ảnh tác giả post lên và thực sự xúc động về một làng quê như thế. Chúc mừng anh Xuân Thu - nhân vật quan trọng trong ngày thơ làng La Hào.
Trả lờiXóaCảm ơn Phương Thanh đã đến đọc và có mấy lời động viên chúc mừng. Mong gặp lại
XóaChúc mừng Ngày thơ Làng La Hào thật vui vẻ, đầm ấm
Trả lờiXóaChúc anh Xuân Thu nhiều niềm vui.
Cảm ơn lời chúc mừng của anh. Chúc anh ngày mới nhiều niềm vui nhé!
XóaChúc mừng ngày thơ làng La Hào. Thật tuyệt vời có một làng văn hóa yêu thơ như thế. Chúc mừng anh XT.
Trả lờiXóaMừng bạn đến thăm. Chúc ngày mới sáng tạo nhé!
Trả lờiXóagiữa buổi đua chen thực dụng này có một làng yêu thơ trên quê hương ta như thế, đáng quý đáng tự hào anh hí. Cái bài đưa em sang sông ấy hôm nào vào phố núi đọc cho bầy em nghe nheng.
Trả lờiXóaChào hth!
Trả lờiXóaQuả đúng như vậy đó Hương à! Rất xúc động và trân trọng có một làng yêu thơ như thế. Chúc em ngày 8-3 vui vẻ, yêu đời và sáng tạo nha.