Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

CHUYỆN Ở NÚI JU WAN SANG (HÀN QUỐC)



 Hình ảnh: CHUYỆN Ở NÚI JU WAN SANG (HÀN QUỐC)

 Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2014, đoàn cán bộ họa sĩ Phú Thọ chúng tôi được phía bạn Hàn Quốc đưa đi thăm khu rừng công viên quốc gia nổi tiếng Ju wan sang, cách thủ đô Seoul hơn 4 giờ xe chạy (khoảng hơn 400 km gì đó). Từ cửa rừng, chúng tôi theo đường mòn lên núi. Rừng thâm u, tĩnh mịch. Không khí trong lành mát dịu. Sớm tinh mơ nên chưa có mấy khách thăm. 
Phải nói rằng công tác vệ sinh môi trường ở đây thật tuyệt vời. Chỉ là đường đất thôi mà sạch bong, không có một chiếc lá, cọng rác nào. Hoàn toàn tự nhiên. Rất thân thiện. Suối róc rách. Chim líu lo. Tiếng rừng âm âm u u. Cứ khoảng vài trăm mét lại có một công trình vệ sinh rất khang trang, có cả chỗ cho người tàn tật. Không có người quản lý nhưng rất sạch sẽ, thơm tho. Tôi nói với mấy người cùng đi :”Sạch đẹp thế này ai còn tè bậy ra đường được nữa. Với lại đường của họ như thế ai nỡ phải không các bác?”. Trong đoàn, ai nấy đều trầm trồ thán phục. 
Rất nhiều nhánh đường len lỏi qua các cánh rừng. Nhìn trên sơ đồ thì có quá nhiều điểm muốn đến thăm. Ông họa sĩ Hàn Quốc quyết định đưa chúng tôi lên thác. Thác trên gần đỉnh núi. Từ cửa rừng, nơi đỗ ô tô lên đến đó cũng phải 5, 6 cây số. Do đường dài, núi dần lên cao, đoàn chúng tôi tự tách ra thành từng nhóm nhỏ. Ai khỏe thì vượt lên trước. Ai yếu thì túc tắc đi sau. Vừa đi vừa ngắm cảnh, chụp ảnh. Cô gái phiên dịch theo đoàn cũng mệt bở hơi tai vì leo núi. Sau đó, chúng tôi tự tìm hiểu và suýt xoa ngắm cảnh. 
Đường trong rừng hun hút. Càng đi càng vắng. Ngoài mấy chúng tôi ra thì chưa có ai lên núi vào giờ này cả. Tôi và họa sĩ Lương Công Tuyên dẻo chân, háo hức cảnh sắc lạ nên vượt lên trước. Chúng tôi gặp một chiếc máy xúc đào cỡ nhỏ đang thi công trên đường. Họ đào những cái lỗ ven đường để chôn cột tiêu hình chóp nón sơn các vạch đỏ trắng xen nhau đang xếp rải rác bên đường. Khi tôi và Tuyên đến gần thì thấy ngoài anh lái máy trên ca bin, dưới đường còn một người nữa cầm chiếc gậy vạch đỏ trắng (như chiếc gậy mà công an giao thông bên Việt Nam sử dụng) đứng canh chừng. Giữa rừng vắng vẻ, có ai đâu mà họ lại chú ý bảo đảm an toàn giao thông đến thế? Chắc không phải? Tiện tay thì người ấy cầm gậy thôi. Tôi thoáng nghĩ vậy.
Lúc tôi và Tuyên cách người cầm gậy khoảng 5 mét thì anh ta giơ gậy ngang đường, một tay giơ cao. Chúng tôi sững người. Người cầm gậy chỉ gậy vào người lái máy. Bỗng nhiên máy tắt. Cần xúc hạ gàu chạm xuống đất. Sau đó, người cầm gậy gật đầu chào và ra hiệu cho chúng tôi đi qua. Tôi và Tuyên chào lại. Qua khỏi máy chừng dăm mét thì máy lại nổ và công việc lại tiếp tục. Chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên về cách làm việc của họ. Sao lại tự giác và nghiêm chỉnh đến thế. 
Đến trưa, mọi người gặp nhau, tôi kể lại chi tiết này và hỏi họ có gặp cảnh đó không thì ai cũng nói đúng như thế. Không chỉ đoàn Việt Nam mình đâu, cả số khách tham quan của họ cũng thế đấy. 
Thế mới biết đất nước họ tự giác và văn minh đến chừng nào. Riêng mục này ta phải học họ. Học lâu mới được ấy chứ.
          Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2014, đoàn cán bộ họa sĩ Phú Thọ chúng tôi được phía bạn Hàn Quốc đưa đi thăm khu rừng công viên quốc gia nổi tiếng Ju wan sang, cách thủ đô Seoul hơn 4 giờ xe chạy (khoảng hơn 400 km gì đó). Từ cửa rừng, chúng tôi theo đường mòn lên núi. Rừng thâm u, tĩnh mịch. Không khí trong lành mát dịu. Sớm tinh mơ nên chưa có mấy khách thăm.
Phải nói rằng công tác vệ sinh môi trường ở đây thật tuyệt vời. Chỉ là đường đất thôi mà sạch bong, không có một chiếc lá, cọng rác nào. Hoàn toàn tự nhiên. Rất thân thiện. Suối róc rách. Chim líu lo. Tiếng rừng âm âm u u. Cứ khoảng vài trăm mét lại có một công trình vệ sinh rất khang trang, có cả chỗ cho người tàn tật. Không có người quản lý nhưng rất sạch sẽ, thơm tho. Tôi nói với mấy người cùng đi :”Sạch đẹp thế này ai còn tè bậy ra đường được nữa. Với lại đường của họ như thế ai nỡ phải không các bác?”. Trong đoàn, ai nấy đều trầm trồ thán phục.
Rất nhiều nhánh đường len lỏi qua các cánh rừng. Nhìn trên sơ đồ thì có quá nhiều điểm muốn đến thăm. Ông họa sĩ Hàn Quốc quyết định đưa chúng tôi lên thác. Thác trên gần đỉnh núi. Từ cửa rừng, nơi đỗ ô tô lên đến đó cũng phải 5, 6 cây số. Do đường dài, núi dần lên cao, đoàn chúng tôi tự tách ra thành từng nhóm nhỏ. Ai khỏe thì vượt lên trước. Ai yếu thì túc tắc đi sau. Vừa đi vừa ngắm cảnh, chụp ảnh. Cô gái phiên dịch theo đoàn cũng mệt bở hơi tai vì leo núi. Sau đó, chúng tôi tự tìm hiểu và suýt xoa ngắm cảnh. 

Đường trong rừng hun hút. Càng đi càng vắng. Ngoài mấy chúng tôi ra thì chưa có ai lên núi vào giờ này cả. Tôi và họa sĩ Lương Công Tuyên dẻo chân, háo hức cảnh sắc lạ nên vượt lên trước. Chúng tôi gặp một chiếc máy xúc đào cỡ nhỏ đang thi công trên đường. Họ đào những cái lỗ ven đường để chôn cột tiêu hình chóp nón sơn các vạch đỏ trắng xen nhau đang xếp rải rác bên đường. Khi tôi và Tuyên đến gần thì thấy ngoài anh lái máy trên ca bin, dưới đường còn một người nữa cầm chiếc gậy vạch đỏ trắng (như chiếc gậy mà công an giao thông bên Việt Nam sử dụng) đứng canh chừng. Giữa rừng vắng vẻ, có ai đâu mà họ lại chú ý bảo đảm an toàn giao thông đến thế? Chắc không phải? Tiện tay thì người ấy cầm gậy thôi. Tôi thoáng nghĩ vậy.
Lúc tôi và Tuyên cách người cầm gậy khoảng 5 mét thì anh ta giơ gậy ngang đường, một tay giơ cao. Chúng tôi sững người. Người cầm gậy chỉ gậy vào người lái máy. Bỗng nhiên máy tắt. Cần xúc hạ gàu chạm xuống đất. Sau đó, người cầm gậy gật đầu chào và ra hiệu cho chúng tôi đi qua. Tôi và Tuyên chào lại. Qua khỏi máy chừng dăm mét thì máy lại nổ và công việc lại tiếp tục. Chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên về cách làm việc của họ. Sao lại tự giác và nghiêm chỉnh đến thế.
Đến trưa, mọi người gặp nhau, tôi kể lại chi tiết này và hỏi họ có gặp cảnh đó không thì ai cũng nói đúng như thế. Không chỉ đoàn Việt Nam mình đâu, cả số khách tham quan của họ cũng thế đấy.
Thế mới biết đất nước họ tự giác và văn minh đến chừng nào. Riêng mục này ta phải học họ. Học lâu mới được ấy chứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét