
MÊ MẢI LẠC TRONG “LÔNG GÀ VÀ LÁ CHUỐI”
(Đọc “Lông gà và lá chuối” - Nxb Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh của Du An)
Mỗi
một người viết văn đều chọn cho mình một vùng đất để thể hiện trong văn chương.
Hay nói chính xác ra chính vùng đất mà tác giả sinh sống đã ảnh hưởng, đã quyết
định đến mạch nguồn cảm xúc, đến sắc màu tác phẩm văn học của mình. Vùng đất,
nghề nghiệp của tác giả là những cái thể hiện rõ nhất, không thể giấu được, tạo
nên sự thành công nhất qua mỗi trang văn của từng tác giả. Người ta thường gọi
đó là dấu ấn vùng miền, dấu ấn nghề nghiệp. Sống thế nào thì văn thế ấy.
Tập
truyện ngắn “Lông gà và lá chuối’ (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
- 2014) của Du An - hội viên Hội VHNT Điên Biên, có nhiều năm là giáo viên miền
Tây Bắc cũng mang đậm dấu ấn vùng miền và nghề nghiệp của anh. Bao trùm xuyên
suốt tập truyện là khung cảnh miền rừng núi Tây Bắc, là chuyện thầy trò vùng
cao. 17 truyện ngắn trong tập thì truyện nào cũng “dính dáng” đến bản làng,
nương rẫy và có đến 10 truyện viết về nghề giáo và giáo viên cắm bản. Hình ảnh
thầy trò, trường lớp vùng cao với các góc cạnh được anh “cắp lớp”, “chiếu chụp”
đưa thành truyện thật sinh động, hấp dẫn.